Post #27524 - 26/12/2019 03:29:34

Bể Anoxic kết hợp với bể Aerotank

Bể Anoxic là bể gì? Nó hoạt động ra sao? Và phương án kết hợp giữa bể Anoxic với bể Aerotank như thế nào? Đây hẳn là băn khoăn của không ít người. Sau đây, hãy cùng công ty vệ sinh môi trường số 1 Vĩnh Phúc tìm đáp án cho những câu hỏi trên nhé.

1 . Bể Anoxic là bể gì

Bể Anoxic hay còn gọi với tên khác là bể lên men là loại bể áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng AAO. Khi đưa chất thải vào bể, ở đây sẽ diễn ra quá trình phản ứng Nitrat hóa, Photphorit dưới sự khuấy đảo liên tục và ổn định của máy khuấy chìm đặt ở phía dưới. Thông thường, trong bể Anoxic còn lắp thêm nhiều hệ thống đệm sinh học để đảm bảo nơi trú ngụ cho các vi sinh vật tăng trưởng và phát triển tại đây.

Trong môi trường bể Anoxic, quá trình xử lý sinh học thiếu khí sẽ diễn ra. Các chủng vi khuẩn Acibetobacter cũng sẽ tham gia để hỗ trợ chuyển hóa tất cả những hợp chất photpho trở thành 1 loại chất hoàn toàn mới. Sau đó, các vi sinh vật hiếu khí có thể phân hủy các chất thải một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Điều này bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn từ nguyên lý xử lý chất thải của bể Anoxic như sau:

Chất thải được xử lý sinh học ở bể Aerobic, sau đó chuyển sang bể Anoxic. Tại đây sẽ diễn ra quá trình xử lý phản ứng nitrat hóa học và photphoric. Cụ thể như sau:

+ Nitrat hóa học: quá trình tự dưỡng và năng lượng dùng cho sự phát triển của vi khuẩn được lấy từ oxy của các chất nito và Amoni. Các vi khuẩn nitrat hóa học sẽ được sử dụng CO2 ở dạng vô cơ nhiều hơn là các các bon hữu cơ để tạo ra sinh khối mới. Các sinh khối của vi khuẩn được tạo ra thành 1 đơn vị trao đổi chất siêu nhỏ so với với sinh khối tạo thành một quá trình dị dưỡng.

+ Quá trình các chất nitrat hóa học từ nito amoni được chia thành 2 bước liên quan đến 2 vi sinh vật: Nitrosmonas và Nitrobacter.

Amoni chuyển thành nitrit: NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O

Nitrit chuyển hóa thành nitrat: NO2- + 0,5 O2-  —> NO3-  

===> Tổng hợp quá trình phản ứng theo nguyên lý nitrat: NH3 –> NO3 –> NO –> N2O –> N2 (gas)

Phản ứng photphoric: PO4 – 3 Microorganism (PO4-3) salt –> sludge.

Một số chú ý khác:

Để giúp quá trình hoạt động của bể Anoxic diễn ra hiệu quả nhất, chúng ta cần phải đảm bảo các thiết bị bổ trợ cho:

+ Hệ thống có chức năng hồi lưu bùn vi sinh từ quá trình sau trở về lại bể Anoxic

+ Cung cấp dinh dưỡng và cơ chất cho vi sinh.

+ Máy bơm khuấy trộn.

2. Cách kết hợp bể Anoxic và bể Aerotank

Kết hợp bể Anoxic với bể Aerotank có thể làm tăng hiệu quả cho quá trình xử lý nước thải. Bởi vậy nên ngày càng có nhiều công trình lựa chọn giải pháp ứng dụng mới này. Tuy nhiên, tùy thuộc công nghệ và tình huống cụ thể mà chúng ta cân nhắc phương án kết hợp phù hợp.

TH1: Đặt bể Anoxic trước bể Aerotank

Với trường hợp này thì không cần phải bổ sung chất hữu cơ thêm vào hệ thống. Phương án này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng DO. Tuy nhiên do cách kết hợp này làm giảm lượng nito đầu vào nên cần chú ý phải hồi lưu lại nước thải từ bể hiếu khí về bể thiếu khí Anoxic.

TH2: Đặt bể Anoxic sau bể Aerotank

Với cách kết hợp này bạn không cần phải luân hồi lại nước thải bởi nó sẽ tự chảy từ bể Aerotank sang. Tuy nhiên, khi đặt như vậy thì lại cần bổ sung chất hữu cơ vào bể đồng thời cũng phải sục khí sau bể Anoxic để loại bỏ khí nito.

Mỗi một cách kết hợp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Bởi vậy nên bạn nên cân nhắc để xem đâu là giải pháp tối ưu nhất cho công trình của mình nhé.

 

CÔNG TY VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỐ 1 VĨNH PHÚC

Số 14 Ngõ 21 Đường Hùng Vương, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Hotline: 0963.313.181 – 024.6687.1916

Website: https://thonghutbephottaivinhphuc.com/