Post #31662 - 17/12/2020 03:44:31

Cây cà gai leo

Cây cà gai leo

Cái tên thảo dược Cà Gai Leo không còn xa lạ với nhiều người nữa. Loại thảo dược này được dùng rộng rãi trong lĩnh vực đông y. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng và cách dùng của thảo dược thuốc nam này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về Cà Gai Leo

Cà Gai Leo là một thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên, tác dụng của Cà Gai Leo đã thật sự gây sốc cho giới khoa học gần 10 năm trở lại đây. Không chỉ dừng lại ở tác dụng giải độc, thanh nhiệt mà Cà Gai Leo đã được các nhà khoa học nghiên cứu có tác dụng mạnh mẽ đối với bệnh men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư.

Nhờ vậy, Cà Gai Leo đã và đang góp phần rất lớn cho nền y học hiện đại, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan.

Cà Gai Leo là cây gì?

Cà Gai Leo là loại cây thuộc họ Cà (Solanaceae), có tên khoa học là Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance, dân gian thường gọi với nhiều cái tên khác nhau như cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…

Cà Gai Leo có mấy loại?

Thông thường Cà Gai Leo được chia làm 2 loại đó là Cà Gai Leo hoa trắng và Cà Gai Leo hoa tím. Nhìn chung đặc điểm nhận dạng bên ngoài 2 loại này khác nhau.

+ Cà Gai Leo hoa trắng: thân cây nhỏ, lá và hoa đều nhỏ, hoa Cà Gai Leo sẽ có màu trắng rất dễ nhận biết. Cà Gai Leo hoa trắng là loại Cà được sử dụng để làm thuốc hiện nay, rất nhiều công trình nghiên cứu Cà Gai Leo hoa trắng đã ra đời.

+ Cà Gai Leo hoa tím: trái ngược với Cà Gai Leo hoa trắng, Cà Gai Leo hoa tím có hình dáng và thân cao lớn hơn Cà Gai Leo hoa trắng rất nhiều. Hoa có màu sắc màu tím đậm rất bắt mắt nên cây thường được trồng ven các bờ rào vừa giúp trang trí vừa có thể bảo vệ ngôi nhà.

>>> Xem thêm: trà cà gai leo bán ở đâu

Đặc điểm nhận biết cây Cà Gai Leo

Cà Gai Leo là loại thân leo, sống lâu năm, dài khoảng 1m, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ long hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.

Lá mọc so le hình bầu dục, phủ đầy lông tơ màu trắng, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, phiến lá nông, không đều, hai bên mặt và cuống lá có gai.

Hoa màu trắng.

Quả mọng hình cầu, màu vàng, cuống dài, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.

Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5, ra quả từ tháng 7 đến tháng 9.

Một số cây sống lâu năm thân cây sẽ có hiện tượng hóa gỗ.

Mọc ở đâu?

Cà Gai Leo thường phân bố nhiều ở vùng đồng bằng và trung du, ít xuất hiện ở các tỉnh miền núi. Ở nước ta Cà Gai Leo phân bố rộng rãi khắp nhiều tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Bình Thuận,..

Cà Gai Leo thường mọc ở những nơi đất ẩm, có nhiều ánh sáng, cây thường mọc thành từng đám, hoa xuất hiện chủ yếu vào tháng 4-6 hằng năm.

Thành phần dược chất trong Cà Gai Leo

Không đơn thuần chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng, Cà Gai Leo trên thực tế đã được nhiều bệnh viện nghiên cứu và ứng dụng thực tế với người bệnh, mang lại hiệu quả nhất định.

Bệnh viện Quân Đội 108, bệnh viện Quân Y 354, bệnh viện Quân Y 103 đã kiểm nghiệm lâm sàn với bệnh nhân viêm gan B mãn tính, kết quả nhận được sau 2 tháng sử dụng thảo dược này có đến 66,7% bệnh nhân giảm nồng độ virus trong máu.

Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bình Định ứng dụng Cà Gai Leo vào quá trình điều trị bệnh viêm gan B, men gan cao. Đa số bệnh nhân đã giảm men gan và các triệu chứng lâm sàng.

Để được nghiên cứu, ứng dụng đưa vào chữa trị kể trên cũng nhờ vào một số thành phần chính trong cây Cà Gai Leo sau đây:

Saponin steroid: một chất phổ biến thường thấy ở các thảo dược như cam thảo, mạch môn, ngủ gia bì, nhân sâm,… tăng cường khả năng miễn dịch

Solasodine: Ức chế sự sinh sản của virus viêm gan B

Diosgenin: Chống viêm, chống virus, chống dị ứng, khối u; hỗ trợ điều trị thấp khớp.

Flavonoid: Chống gốc tự do và oxy hóa, ứng dụng trong hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan,…

Glycoalkaloid, Alkaloid: kháng viêm, kháng ung thư, ngăn chặn tế bào khối u phát triển.

Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái sơ chế

Thông thường đến mùa thu hoạch Gà Gai Leo sẽ được thu hái cả cây, tất cả các bộ phận của Cà Gai Leo đều được sử dụng để làm thuốc từ thân, cành, lá, quả, rễ.

Cứ đến độ tháng 8 hằng năm cây Cà Gai Leo lại được thu hái sau khi quả Cà Gai Leo được chín đỏ mọng trên cây, người dân sẽ dùng dao cắt cách gốc cây là 15-20cm để thu hái cả cây, chỉ chừa lại một phần rễ để cây có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Cây Cà Gai Leo sau khi thu hái về sẽ được cắt khúc mỗi đoạn từ 3-5cm, sau đó đem đi rửa sạch và tiến hành công đoạn phơi hoặc sấy khô. Những quả Cà Gai Leo nhỏ sẽ được nấu cao còn những quả chín mọng to già thì sẽ được lọc riêng để lấy hạt sử dụng cho mùa thu hoạch sau.

>>> Xem thêm: apphuhung