Post #24019 - 12/03/2019 01:24:45

Kiểm tra, dán nhãn hợp quy hàng dệt may theo quy chuẩn mới từ 01/01/2019

Đây là nội dung quan trọng được đề cập tại Thông tư 07/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may. 

Hàng dệt may ra thị trường phải thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới formaldehyde

Đối với sản phẩm dệt may, kể từ ngày 01/01/2019, Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn QCVN:01/2017/BCT ; gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Do đó, những hàng hóa của doanh nghiệp bán vào siêu thị, kinh doanh tiêu thụ trên thị trường trước thời điểm 01/01/2019 phải dán tem bổ sung.

 

Các sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy về formaldehyt và amin thơm theo Thông tư 07/2018/TT-BCT điều chỉnh hiệu lực của Thông tư 21/2017/TT-BCT, yêu cầu các sản phẩm hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật QCNN:01/2017/BCT. Đối tượng áp dụng là “các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan”.

Formaldehyde trong các sản phẩm dệt may và các thông tin liên quan:

Formaldehyde là gì? 

Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, nó có trong tự nhiên với số lượng nhỏ.

Ảnh hưởng của Formaldehyde đến con người:

Các mức hàm lượng gây độc cho cơ thể khi tiếp xúc với chất này là 0,1ppm có thể gây ho và dị ứng da; tương tự với 0,3ppm gây chảy nước mắt; từ 2-3ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng.

Với liều lượng lớn hơn, chất này có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Vì sao Formaldehyde xuất hiện trong sản phẩm dệt may?

Formaldehyde được sửu dụng trong các quá trình chống co vải và quá trình finishing để mang lại tính thẩm mỹ cho hàng dệt may như chống mài mòn, chống nhàu, chống sờn, ...

Có 2 loại phương pháp đo hàm lượng Formaldehyde là:

  1. Xác định Formaldehyde tự do và thủy phân: đánh giá mức formaldehyde có trong sản phẩm để xác định được nguy cơ khi xử lý sản phẩm.
  2. Xác định Formaldehyde giải phóng: đánh giá mức độ formaldehyde từ sản phẩm dệt may vào khí quyển, sẽ cho biết ảnh hưởng của nó đến các vấn đề hô hấp.

"Chính vì những tác hại nêu trên mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các Luật, Quy chuẩn kỹ thuật quy định chặt chẽ để kiểm soát mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong sản phẩm tiêu dùng.

 

Theo Quy chuẩn QCVN 01;2017/BCT thì các loại sản phẩm dệt may sau phải được chứng nhận hơp quy:

Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.

Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực trên thực hiện đảm bảo đúng quy định, qua đó làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định tại Quy chuẩn.

Từ ngày 1/1/2019, tất cả các doanh nghiệp dệt may bán hàng tại thị trường trong nước phải tuân thủ QCVN 01:2017/BCT.

Với quy chuẩn này, các sản phẩm dệt may, may mặc (vải, quần, áo, giày vải, chăn, ga, gối, nệm…) kinh doanh trên thị trường Việt Nam trước khi bán hàng hóa ra thị trường phải công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (CR) theo các quy định hiện hành.

Viện dệt may hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện như sau:

Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là Phương thức 5 hoặc Phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Đối với việc thực hiện hợp quy theo phương phức 7 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN(theo lô): Doanh nghiệp thực hiện 01 bản công bố hợp quy cho toàn bộ lô hàng (ứng với mỗi vận đơn). Danh sách chi tiết từng mặt hàng trong lô hàng hóa được kê khai tại phụ lục kèm theo bản công bố hợp quy, phụ lục là một phần của Bản công bố hợp quy.

+ Đối với việc thực hiện hợp quy theo phương thức 5 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN(theo quá trình sản xuất): Doanh nghiệp chuẩn bị 01 hồ sơ công bố hợp quy cho toàn bộ sản phẩm, hàng hóa (ứng với mỗi lần công bố). Danh sách chi tiết của từng mặt hàng trong lô hàng hóa được kê khai tại phụ tục kèm theo Bản công bố, phụ lục là một bộ phận của Bản công bố hợp quy.

Nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực giám định/chứng nhận hợp quy chất lượng sản phẩm dệt may và được Bộ Công Thương chỉ định Viện Dệt May là đơn vị chứng nhận, giám định hợp quy đối với các sản phẩm thuộc ngành dệt may theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT đồng thời có trách nhiệm triển khai nhiệm vụ thực hiện giám định/ chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01/2017/ QCVN. Cam kết:

Hỗ trợ đầy đủ và trọn gói các thủ tục để sản phẩm dệt may được gắn dấu hợp quy (CR) trên sản phẩm với chi phí thấp nhất.

Hỗ trợ miễn phí thủ tục, hồ sơ để công bố hợp quy cho khách hàng về các sản phẩm dệt may tại Sở Công thương các tỉnh/thành phố.

Được chuyên gia đánh giá, góp ý quy trình sản xuất hàng dệt may để kiểm soát và hạn chế việc vượt quá mức giới hạn cho phép.

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu chứng nhận, công bố hợp quy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

Bước 2: VIỆN DỆT MAY tiến hành báo và thỏa thuận giá cả phù hợp, ký kết hợp đồng với khách hàng.

Bước 3: VIỆN DỆT MAY tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng nhận Hợp quy cho sản phẩm dệt may tại doanh nghiệp.

Bước 5: VIỆN DỆT MAY Cấp giấy chứng nhận hợp quy và chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Công bố lên Sở Công Thương tỉnh, thành phố.

Quý khách hàng cần bất cứ giải đáp nào về dịch vụ chứng nhận hợp quy dệt may, chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đáp ứng các yêu cầu của quý khách hàng để sản phẩm, dịch vụ của VIỆN DỆT MAY luôn là sự lựa chọn tin cậy của mọi doanh nghiệp trên cả nước.

Tư vấn & báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu và công bố hợp quy liên quan sản phẩm dệt may được nhập từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu…

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: 0904 676 796 / Mr Nghĩa
  • Trung Tâm Chứng nhận và Giám định Viện Dệt May
  • Hà Nội : 478 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Hồ Chí Minh : 345 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP HCM
  • Email: [email protected]