Post #51107 - 16/06/2022 10:50:10

Nguyên nhân gây kéo dài táo bón

Tâm lý người Việt thường rất sợ bị bệnh, sợ đi khám ra bệnh đủ thứ nên thường rất trì hoãn mặc dù cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu bệnh rõ rệt. Đối với táo bón, đa phần cho rằng đây là triệu chứng “vặt vãnh” dăm ba bữa sẽ hết. Nên hầu hết chỉ bổ sung nhiều chất xơ, ăn đồ mát để cải thiện bệnh.

Tuy nhiên trong trường hợp táo bón kéo dài mãi không hết kèm theo đau rát hậu môn hoặc có máu lẫn trong phân thì có thể bạn đã mắc phải những bệnh lý nguy hiểm, cần thăm khám và điều trị sớm. Việc chần chừ không chữa trị hoặc tự trị tại nhà không đúng cách khiến bệnh kéo dài, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Như sau:

++ Táo bón khiến bụng chướng, ăn khó tiêu, tâm trạng mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ.

++ Do táo bón, sợ đại tiện khiến phân ứ đọng lâu trong đại-trực tràng có thể gây ra tình trạng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, vi trùng gây hại phát triển, hấp thu vào máu dẫn đến nhiễm độc mãn tính.

++ Đại tiện phân cứng, rắn khi cố rặn mạnh đẩy phân ra gây cọ xát niêm mạc chảy máu; viêm nhiễm ống hậu môn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn

++ Các bệnh lý ở hậu môn gây táo bón không được chữa trị gây đau đớn, mệt mỏi; viêm loét hậu môn, bội nhiễm, nhiễm trùng máu… nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.

++ Phân ở người bị táo bón ứ đọng lâu chứa nhiều độc tố và làm tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư hậu môn – trực tràng hơn so với người bình thường.

 

TÁO BÓN KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe cũng cần hết sức quan tâm! Trong đó táo bón kéo dài cũng là triệu chứng đáng lo ngại, cần chủ động trong việc thăm khám để được chữa trị bệnh sớm, hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Bệnh nhân cần đi khám và điều trị táo bón khi xuất hiện các triệu chứng sau đây:

   Tần suất đi cầu ít hơn 3 lần/tuần và có thể là 1 tuần mới đi cầu một lần

   Đi đại khó, phân cứng, có thể vón thành cục lớn hoặc thành từng viên nhỏ, rắn

   Đi cầu ra máu tươi, ban đầu máu ít nhưng về sau máu chảy thành tia, nhỏ giọt

   Vận động các cơ bụng, cơ vùng chậu rặn mạnh trong thời gian dài gây đau cơ

   Niêm mạc hậu môn bị cọ xát với phân đau rát, chảy máu, nứt kẽ hậu môn

   Có cảm giác đau bụng, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, biếng ăn

   Xuất hiện kèm các triệu chứng khác ở hậu môn như: Ngứa hậu môn, xuất hiện thịt thừa hậu môn, đau hậu môn, sưng đỏ hậu môn...

Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/nguyen-nhan-gay-tao-bon-keo-dai-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-nhanh-chong.html

Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa miền trung