Post #61428 - 27/02/2023 04:48:54

Ứng dụng sản xuất JIT tại một số doanh nghiệp

JIT là gì?

JIT là gì? Just In Time (JIT) còn gọi là chiến lược Just-In-Time, là mô hình sản xuất trong đó hàng hóa chỉ được sản xuất theo yêu cầu. Mục đích của sản xuất JIT là để giảm lãng phí, chẳng hạn như sản xuất dư thừa, thời gian chờ đợi hoặc ùn tắc hàng tồn kho. Phương pháp này đòi hỏi các nhà sản xuất phải có khả năng dự báo chính xác về nhu cầu và việc đặt/mua hàng. Nói một cách dễ hiểu nhất, Just-In-Time là sản xuất “Đúng sản phẩm – Đúng số lượng – Đúng nơi – Đúng thời điểm cần thiết”. Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ phải bị bãi bỏ. Do đó, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.

Để hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh nhất, hoạt động logistics của công ty cần được vận hành một cách trôi chảy. Tuy nhiên, việc vận hành đơn hàng, kho bãi, vận chuyển trong hình thức kinh doanh này cũng là những điều mà doanh nghiệp lo lắng. Hiểu được những khó khăn này, SEA cung cấp đến các doanh nghiệp các dịch vụ fulfillment thailand, Indonesia, Philippines,... Bạn có thể truy cập Sea.vn để tham khảo fulfilment là gì, thế nào là quy trình vận chuyển fulfilled hiệu quả và hoàn hảo?

Ứng dụng sản xuất JIT tại một số doanh nghiệp

Khi đã biết được JIT là gì thì việc nắm rõ cách thức hoạt động của nó để áp dụng cho hiệu quả cũng thực sự cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp hiện nay. Nhiều chủ Doanh nghiệp sử dụng phương pháp JIT để tăng hiệu quả và giảm lãng phí bằng cách chỉ nhận hàng khi họ cần cho quá trình sản xuất giúp giảm chi phí tồn kho. Do đó, phương pháp này đòi hỏi các nhà sản xuất phải dự báo nhu cầu một cách chính xác để có hiệu quả. Ví dụ ứng dụng sản xuất Just-In-Time xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp, nhưng chủ yếu là trong những ngành sử dụng dây chuyền sản xuất hoặc yêu cầu dự trữ nguyên liệu thô. Có một số Công ty rất thành công trong việc áp dụng hệ thống JIT gồm Toyota, Apple và McDonald’s.

Ví dụ ứng dụng sản xuất Just in time của một số Doanh nghiệp:

* TOYOTA:

Toyota là Công ty đầu tiên thực hiện JIT rất hiệu quả vào năm 1970 và vẫn là một trong những Công ty thành công nhất trong việc áp dụng hệ thống JIT. Ở phương pháp này còn gọi là chiến lược sản xuất Toyota, nguyên liệu thô không được dự trữ và đưa đến nhà máy sản xuất trừ khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng và sản phẩm đã sẵn sàng được chế tạo.

Thậm chí trong suốt quá trình sản xuất, các bộ phận thành phần chỉ được sử dụng khi được yêu cầu và chỉ đáp ứng ở từng nút/trạm sản xuất nhất định. Điều này giữ cho số lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu, do đó, giảm chi phí. Điều này cũng cho phép Toyota thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu đáng kể rủi ro có quá nhiều hàng tồn kho. Các yếu tố quan trọng trong thành công của Toyota:

Một lượng nhỏ nguyên liệu thô được lưu giữ tại mỗi trạm sản xuất, đảm bảo rằng luôn có đủ kho dự trữ để bắt đầu sản xuất bất kỳ sản phẩm nào;
Dự báo chính xác để dự trữ nguyên liệu ở mức chính xác.
* APPLE:

“Gã khổng lồ” công nghệ Apple cũng đã tận dụng các nguyên tắc JIT để tối ưu hóa hoạt động sản xuất của mình. Cách tiếp cận của Apple đối với JIT khác ở chỗ họ tận dụng các nhà cung cấp của mình để đạt được các mục tiêu JIT. Apple chỉ có một nhà kho trung tâm tại Mỹ, khoảng 150 nhà cung cấp chính toàn thế giới; nhưng công ty đã phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ và chiến lược hiệu quả với các nhà cung cấp của mình. Việc thuê ngoài sản xuất này khiến Apple trở nên tinh gọn hơn và qua đó giúp cắt giảm chi phí và giảm lượng hàng dư thừa.

Với duy nhất một nhà kho trung tâm ở Mỹ, phần lớn hàng tồn kho của công ty là tại các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra với JIT, Apple bắt đầu tận dụng lợi thế của dropshipping. Do đó, điều này làm giảm chi phí vận chuyển, lãng phí và chi phí lưu kho. Các yếu tố quan trọng trong thành công của Apple:

Trách nhiệm lưu kho thuộc về các Nhà cung cấp;
Tận dụng các nhà bán lẻ làm hệ thống hàng tồn kho;
Sắp xếp dropshipping để mua hàng trực tuyến.
* MCDONALD’S:

Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald’s sử dụng hàng tồn kho của JIT để phục vụ khách hàng hàng ngày. Những nhà hàng thức ăn nhanh này thường có sẵn mọi nguyên liệu cần thiết, do đó, chỉ khi nhận đơn hàng thì McD’s mới thực sự “sản xuất” các phần ăn của mình (ngoại trừ một số thành phẩm vào thời gian cao điểm). JIT giúp tiêu chuẩn hóa quy trình để mỗi khi khách hàng nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ có được trải nghiệm nhất quán như nhau. Các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của McDonald’s:

  • Các thủ tục được tiêu chuẩn hóa đảm bảo tính nhất quán.
  • Phương pháp JIT làm tăng sự hài lòng của khách hàng vì các sản phẩm được phục vụ ngay tức thì.

Các Doanh nghiệp nếu áp dụng Just in time (JIT) một cách hiệu quả góp phần mang lại nhiều lợi ích, bằng không sẽ vô tình tạo nên rủi ro cho đơn vị mình.
Lợi ích khi áp dụng Just in time:

  • Giảm diện tích kho bãi;
  • Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn;
  • Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi;
  • Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi;
  • Tăng chất lượng sản phẩm;
  • Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
  • Linh hoạt trong thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm;
  • Giảm áp lực của khách hàng;
  • Giảm lao động gián tiếp.

JIT sẽ góp phần loại bỏ các loại lãng phí sau:

  • Lãng phí do sản xuất dư thừa hoặc quá sớm;
  • Lãng phí do vận chuyển;
  • Lãng phí do chờ đợi;
  • Lãng phí do lưu kho nhiều;
  • Lãng phí do phế phẩm;
  • Lãng phí vật tư trong quá trình sản xuất;
  • Lãng phí do các động tác hoặc hoạt động thừa.