Post #70615 - 08/07/2023 03:52:47

TẠI SAO PHẢI BẢO TRÌ HỆ THỐNG MẠNG?

1. Tại sao phải bảo trì hệ thống mạng ?

- Như chúng ta đã biết, Một hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ nếu không được bảo trì thường xuyên sẽ rất khó quản trị cũng như khắc phục những sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Chính vì vậy, ngay từ bước chuẩn bị triển khai, lên kế hoạch và sau đó là triển khai hệ thống mạng cần phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau và đưa ra phương án, tất cả các yếu tố này được tổng hợp lại thành những “phương pháp bảo trì hệ thống mạng”.

Một hệ thống mạng nếu được bảo trì tốt sẽ hoạt động tốt sẽ đáp ứng được các yêu cầu của người dùng, dễ dàng bảo trì hệ thống mạng và nâng cấp, chi phí đầu tư thấp nhưng lại đem lại hiệu quả cao.

2. Tại sao cần bảo trì hệ thống ?

-Tăng năng suất lao động: Việc bảo trì các bản ghi nhớ hệ thống sẽ giúp chống virus, các ổ cứng được kiểm tra lỗi thường xuyên. Việc bảo trì tốt giúp doanh nghiệp vượt qua được các tình huống ngoài dự kiến, giảm sự cố thời gian chết do hệ thống bị trì hoãn.

- Tiết kiệm chi phí: Khoản chi phí bỏ ra cho dịch vụ bảo trì sẽ là không đáng kể so với lượng ngân sách sửa chữa hệ thống nếu như gặp phải vấn đề hư hại. Đặt biệt là việc tiết kiệm chi phí và thất thu do bị trì hoãn kinh doanh, sản xuất.

- Tăng cường an ninh: Việc bảo trì thường xuyên sẽ giúp hệ thống mạng được bảo vệ, tránh những tấn công xâm nhập nguy hiểm.

- Kết nối tối ưu hóa: Mạng lưới sẽ được duy trì các kết nối, việc truy cập dữ liệu và nguồn lực không mất quá nhiều thời gian.

- Giải pháp phục hồi: Việc sửa chữa sẽ trở thành một trở ngại lớn nếu không có các giải pháp mạng. Việc bảo trì, theo dõi sẽ ghi lại được những điều cần thiết về hệ thống từ đó mà việc khắc phục vấn đề trở nên đơn giản hơn.

 3. Những điều cần lưu ý khi bảo trì hệ thống mạng

- Bảo trì hệ thống mạng nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy đầu tiên chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những điều cần phải lưu ý khi bảo trì hệ thống để tránh xảy ra những trường hợp không đáng có. Những điều cần phải lưu ý như sau:

+ Sao lưu hệ thống trước khi bảo trì: Đối với mỗi doanh nghiệp việc sao lưu tư liệu của hệ thống là việc tương đối quan trọng bởi không thể đảm bảo chắc rằng trong quá trình bảo trì sẽ không xảy ra các sự cố như: mất dữ liệu, mất cấu hình,…

+ Cần tìm một chuyên gia về bảo trì hệ thống mạng: Việc tự ý tháo dỡ, sửa chữa hay ngắt hoạt động của một bộ phận thiết bị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống mạng. Vì vậy, khi bạn không có quá nhiều hiểu biết về lĩnh vực bảo trì hệ thống mạng thì nên thuê các chuyên gia bảo trì để sửa chữa thay vì tự tháo dỡ.

+ Kiểm tra thông tin của hệ thống trước khi tiến hành bảo trì để tránh trường hợp bị mất hoặc lộn xộn dữ liệu sau khi sửa chữa.

+ Sau khi đã bảo trì xong thì nên test lại hệ thống một lần cuối để xác định hệ thống không còn bị lỗi và xem hệ thống đã hoạt động ổn định, bình thường chưa.

 4. Các hạng mục bảo trì định kỳ

4.1 Bảo trì máy chủ

- Kiểm tra lại quyền truy cập (chức năng, phạm vi, giới hạn)

- Kiểm tra lại tính bảo mật, cấu hình lại các hạng mục bảo mật (tường lửa, ngăn virus…)

- Lưu trữ lại các tài liệu quan trọng (nghiệp vụ kế toán, văn phòng, xuất nhập khẩu, tài liệu khách hàng…)

- Tối ưu lại việc lưu trữ (dọn, loại bỏ các phần mềm, tài liệu không cần thiết) và tối ưu các phần mềm văn phòng, phần mềm chống virus

- Kiểm tra lại việc vận hành của các hệ thống email, internet, in ấn… phục vụ công việc

- Kiểm tra lại thông số vận hành của máy chủ và backup lại cấu hình

- Ghi nhận lại các số liệu vào sổ theo dõi (sổ bảo trì) theo đúng quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thông  thường

4.2 Bảo trì máy trạm

- Kiểm tra và cài đặt lại kết nối phần mềm chống virus giữa máy chủ và máy trạm

- Lưu trữ lại tài liệu, nội dung email quan trọng nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu

- Tối ưu lại không gian lưu trữ, cập nhật các phần mềm văn phòng

- Kiểm tra lại hoạt động của các hệ thống internet, email, in ấn…

4.3 Bảo trì hệ thống mạng

- Kiểm tra lại sơ đồ bố trí hệ thống mạng (máy chủ, các thiết bị ngoại vi, máy client, đường dây cáp)

- Kiểm soát lại phạm vi truy cập của các máy

- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây cáp và đầu bấm, đảm bảo đường truyền ổn định và đúng tiêu chuẩn kĩ thuật

- Ghi chép lại kết quả kiểm tra, báo cáo về đường truyền và kế hoạch thay thế (nếu cần) vào sổ ghi chép (sổ bảo trì hệ thống mạng).

5. Lợi ích của bảo trì hệ thống mạng đem lại

- Với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp máy tính điện tử, việc bảo trì hệ thống mạng và sửa chữa, nâng cấp là những việc vô cùng cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

- Lên kế hoạch cho việc bảo trì hệ thống

- Tăng cường hiệu suất làm việc: Khi sử dụng một hệ thống mạng việc lên kế hoạch bảo trì vô cùng hữu dụng đảm bảo các tài liệu, thiết bị của hệ thống sẽ được check lỗi thường xuyên, phát hiện một cách nhanh chóng và xử lý kịp thời.

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Bảo trì hệ thống thường xuyên sẽ giúp bạn tiết kiếm được khá nhiều thời gian và chi phí bởi việc bạn phải sửa chữa hệ thống khi bị trục trặc hỏng hóc thì bảo trì sẽ hạn chế khả năng hỏng hóc trong thời gian hoạt động.

- Tối ưu hóa: hệ thống mạng luôn được đảm bảo duy trì sẽ dễ dàng kết nối tối ưu hóa các tư liệu với nhau, giúp bạn có thể truy cập và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.

- Bảo đảm an ninh mạng: Các hệ thống thường rất dễ bị tấn công bởi các virus và người lạ xâm nhập khi kết nối với mạng internet. Vì vậy, việc giám sát và bảo trì hệ thống thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra sớm các tác nhân gây hại cho lỗ hổng bảo mật và có những biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất.

- Việc bảo trì hệ thống mạng muốn đạt được hiệu quả cao cũng cần tuân thủ các nguyên tắc và những lưu ý riêng. Vì vậy, hy vọng với những chia sẻ của Fixx24.vn trên đây sẽ giúp ích cho bạn có một kế hoạch bảo trì phù hợp cho hệ thống trong xuyên suốt quá trình hoạt động. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần Bảo Trì Fixx24h tại:

Địa chỉ: 735 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Hotline: 0967 687 665

Website:  Fixx24h.com