Post #81849 - 14/10/2023 10:27:35

Tại Sao Nên Mặc Đồ Lam Đi Chùa

Chùa trong văn hoá người Việt chùa là nơi tín ngưỡng thiêng liêng, nơi trở về của những tâm hồn cần điểm tựa và luôn hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Theo truyền thống văn hóa đạo Phật, những người đi lễ Chùa cần giữ cho mình một phong thái tôn nghiêm, thành tâm, rộng mở cùng dáng vẻ bên ngoài thanh tao.

Mặc đồ lam đi chùa là một cách để thể hiện sự khiêm nhường, tôn trọng và thanh tịnh khi đến với nơi linh thiêng và tôn nghiêm. Đồ lam đi chùa cũng là trang phục truyền thống của người Phật tử hay người đi chùa, mang nét đẹp của văn hóa Á Đông. Mặc đồ lam đi chùa cũng giúp người mặc cảm nhận được sự nhẹ nhàng trong tâm hồn, thoải mái trong từng cử chỉ và không gây phản cảm hay ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nơi công cộng. Vì vậy, mặc đồ lam đi chùa là một việc làm có ý nghĩa và phù hợp trong cuộc sống.

1. Đồ lam đi chùa là gì?

Đồ lam đi chùa hay còn là áo lam đi chùa, quần áo đi chùa, quần áo Phật tử là một loại trang phục thường được người Phật tử hay người đi chùa mặc khi tham gia các hoạt động tôn giáo

2. Tại sao phải mặc đồ lam đi đến chùa?

Trong giới luật của đạo Phật không có quy định nào là phải mặc đồ lam khi đến chùa. Nhưng nếu đến chùa chúng ta lại thỏa sức ăn mặc theo sở thích cá nhân, ung dung thoải mái khoác lên người những bộ đồ mỏng lánh, những chiếc váy ngắn, áo hai dây, những bộ đồ trễ ngực thì đó là điều gián tiếp thể hiện sự thiếu tôn trọng, bất kinh với các bậc bề trên và mọi người xung quanh.

Vì vậy khi đi chùa chúng ta nên chọn những trang phục đơn giản, nhẹ nhàng với nhưng gom tối như nâu, xàm chì, đồng hay những gom màu nhẹ nhàng,tối giản như xám, trắng, hồng, vàng chùa… Và nên chọn những trang phục vừa vặn cơ thể không nên quá rộng hay quá chật điều này giúp ta sẽ thoải mái khi di chuyển củng như hoạt động.

Với những yếu tố trên thì đồ lam đi chùa là một trong những trang phục tuyệt vời được lựa chọn. Thiết kế của đồ lam đi chùa là một sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại thể trong các chi tiết cắt may, kiểu dáng và hoạt tiết trên áo. Đồ lam đi chùa thường có kiểu dáng đơn giản, kín đáo và thanh lịch, phù hợp với nơi linh thiêng và tôn nghiêm. Có nhiều kiểu thiết kế khác nhau cho đồ lam đi chùa như áo tràng, áo cổ tàu, áo cổ viền, áo xẫm xéo, cổ Nhật… Mỗi kiểu thiết kế có những đặc điểm riêng biệt về cổ áo, tay áo, khuy áo và cút vải… Màu sắc của đồ lam đi chùa thường là những màu trầm như lam, nâu, xám…. . Đồ lam đi chùa có thể phối với nhau hoặc đứng riêng lẻ theo từng kiểu thiết kế. Có thể phối 2-3 màu trên một bộ đồ hoặc chỉ sử dụng một màu duy nhất cho bộ đồ. Có thể thêm những hình hoa sen, thư pháp, hoa bỉ ngạn, cây trúc trùng màu với màu quần áo để tăng thêm tính thẩm mỹ và đặc biệt cho bộ trang phục.

Ông bà ta xưa có câu “Ăn cho mình, mặc cho người”, ở một góc nhìn thú vị nào đó thì câu này khá đúng. Khi đi Chùa, nếu chúng ta thỏa sức ăn mặc theo mong muốn, sở thích cá nhân, thoải mái mặc những chiếc váy ngắn, mỏng, áo hai dây thì việc đó gián tiếp thể hiện sự thiếu tôn kính với Phật, Thần, Tổ tiên, những con người đáng quý trọng, đi ngược lại nét đẹp văn hóa truyền thống bao đời. Thử nghĩ, với những trang phục như vậy, liệu nó còn đúng với giá trị thiêng liêng mà gia đình Phật Tử xây dựng? Liệu có còn là nơi thanh tịnh, trang nghiêm mà người người hướng về?

Khi bạn mặc “phải” không những bạn có thể hồn nhiên cảm nhận được sự nhẹ nhàng trong tâm hồn, thoải mái trong từng cử chỉ mà còn là sự tôn trọng đối với những người hành lễ khác.

Vậy nên, từ trước đến nay, cứ nói đi lễ chùa là chúng ta sẽ luôn nghĩ đến những bộ pháp phục đơn giản, đồ lam, những gam màu trầm thể hiện sự thanh bần, thuần khiết.