Post #81984 - 16/10/2023 08:29:49

Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp sau khi thành lập

Tên doanh nghiệp là căn cứ để xác định một doanh nghiệp cụ thể với doanh nghiệp khác, là cơ sở để tạo nên thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, khi thành lập công ty, tên doanh nghiệp không nên đặt tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Tín Việt mong muốn giúp các doanh nghiệp lựa chọn và thay đổi tên phù hợp, tránh nhầm lẫn và phát sinh tranh chấp sau này.
 
 
 
Tên Công ty là gì?
 
Tên công ty là tên gọi của một doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp. Thông qua tên công ty còn giúp phân biệt các công ty với nhau. Vì vậy, trước khi đăng ký doanh nghiệp cần lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật.
Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên Doanh nghiệp như sau:
 
"Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
 
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp."
 
Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
 
Tên tiếng việt và tên tiếng anh của doanh nghiệp đều không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi cả nước.
Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi cả nước.
 
Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
Tên doanh nghiệp không nên trùng với nhãn hiệu nổi tiếng nhãn hiệu đã được cấp văn bằng hộ trước thời điểm tên doanh nghiệp được đặt.
 
 
Khi nào nên thay đổi tên công ty?
 
Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác, quan niệm phong thủy của người phương đông….vv.
Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
 
Thủ tục thay đổi tên công ty như thế nào?
 
Thủ tục thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
 
Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới theo hướng dẫn của chúng tôi như trên.
 
Bước 2: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký
Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
 
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty
Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi ở nội dung bên dưới.
 
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.
 
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi
Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
 
Bước 6: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi
Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.