Post #83703 - 30/10/2023 09:29:54

Mô hình 5A là gì?

1. Mô hình 5A là gì?

Mô hình 5A được phát triển bởi cha đẻ ngành marketing hiện đại Philip Kotler. Đây là phiên bản nâng cấp mô hình AIDA. Mô hình 5A đề cập đến các giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

5A trong mô hình bao gồm:

  • Aware
  • Appeal
  • Ask
  • Action
  • Advocate

Để phù hợp các ngành khác nhau, tác giả đã phân loại mô hình thành 4 kiểu, bao gồm: Door knob (tay nắm cửa); Goldfish (cá vàng); Trumpet (cái kèn); Funnel (dạng phễu).

 

2. Mô hình 5A bao gồm những giai đoạn nào?

Cùng tìm hiểu hơn về từng giai đoạn trong mô hình này thể hiện nội dung gì nhé.

2.1 Nhận thức – Aware

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình khách hàng, đó chính là nhận thức. Để đưa biến một khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, trước hết doanh nghiệp phải làm cho doanh nghiệp biết về sự tồn tại của mình.

2.2 Thu hút, hấp dẫn – Appeal

Qua giai đoạn nhận biết, ở giai đoạn này, khách hàng bắt đầu bị thu hút về các thông tin của thương hiệu.

2.3 Tìm hiểu – Ask

Sau khi bị thu hút các thông tin về sản phẩm/thương hiệu, khách hàng bắt đầu nhấn vào tìm hiểu thương hiệu một cách kỹ hơn. Ví dụ, họ có thể nhắn tin để hỏi thông tin về sản phẩm, click vào đường dẫn của website, v.v.

2.4 Hành động – Action

Khi đã nắm rõ và hiểu các thông tin về sản phẩm, thương hiệu. Khách hàng sẽ ra quyết định mua sản phẩm với kỳ vọng có thể đáp ứng nhu cầu của mình.

2.5 Ủng hộ – Advocate

Sau khi đã mua và sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của sản phẩm với kỳ vọng của họ. Lúc này khách hàng có thể tiếp tục ủng hộ cho thương hiệu, giới thiệu bạn bè mua sản phẩm, nếu họ có một trải nghiệm mua và sử dụng hàng hóa tích cực và ngược lại.

3. Cách áp dụng mô hình 5A vào chiến lược tìm kiếm việc làm

Trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ cho bạn cách để áp dụng mô hình 5A vào xây dựng chiến lược nội dung trên LinkedIn nhằm giúp cho quá trình tìm kiếm việc làm trở nên dễ dàng hơn.

3.1 Nhận thức

Ở giai đoạn nhận thức, bạn cần làm cho tài khoản của mình tiếp cận đến các recruiter. Trước hết bạn cần xây dựng một tài khoản Linkedln chuyên nghiệp. Bạn cần lưu ý một vài điểm về mặt nội dung khi tạo tài khoản để tăng cơ hội tiếp cận với nhà tuyển dụng:

  • Nội dung headline thể hiện lĩnh vực nghề nghiệp của bạn và trạng thái tìm việc của mình. Chẳng hạn, bạn có thể đặt là Content Marketing | Open to work. Qua đây, khi các nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên họ có thể dễ dàng phát hiện ra các tài khoản phù hợp. 
  • Đề cập đầy đủ các kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn. Trong phần kinh nghiệm làm việc mô tả chi tiết công việc đảm nhận, nhưng cần đảm bảo tính rõ ràng và không bị trùng lắp.
  • Viết một phần giới thiệu bản thân ấn tượng: Qua đây, nhà tuyển dụng biết rõ hơn về mong muốn và định hướng nghề nghiệp của bản thân của bạn trong tương lai.

3.3 Gây chú ý

Mục tiêu của bạn trong giai đoạn này là thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của mình.

Sau khi đã có một tài khoản LinkedIn chuyên nghiệp và tạo được nhận diện của bạn với các nhà tuyển dụng. Giai đoạn này, bạn cần khiến nhà tuyển dụng chú ý về bạn hơn bằng cách viết các nội dung liên quan đến lĩnh vực của mình và đừng quên gắn kèm hashtag nhé. Dựa vào đây, nhà tuyển dụng có thể bị thu hút bởi kiến thức, cách tư duy vấn đề của bạn.

Bên cạnh đó, bình luận, đóng góp ý kiến vào các bài viết có liên quan trong lĩnh vực mà bạn quan tâm cũng là một cách tuyệt vời giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu trong giai đoạn này. 

3.3 Tìm kiểu

Trong giai đoạn này, nhà tuyển dụng bắt đầu click để xem tài khoản của bạn. Do đó, mục tiêu trong giai đoạn tìm hiểu là có càng nhiều người xem tài khoản càng tốt.

Dựa vào những bài viết đã đăng, bạn bắt đầu phân tích chi tiết hơn về công chúng tiếp cận bài viết để xác định một số thông tin quan trọng như: họ là ai, ngôn ngữ mà họ sử dụng là gì, nội dung mà họ đang quan tâm là gì, thời gian họ hoạt động nhiều nhất khi nào, v.v.

Qua đó, bạn bắt đầu tối ưu hóa nội dung đăng tải trên tài khoản phù hợp với công chúng mục tiêu hơn, chẳng hạn như: sử dụng đa ngôn ngữ trong bài đăng, đăng vào thời điểm công chúng tiềm năng hoạt động nhiều nhất, v.v.

3.4 Hành động

Ở giai đoạn hành động, mục tiêu của bạn sẽ là được nhà tuyển dụng connect và chia sẻ thông tin về công việc. Để gia tăng sự tin tưởng về trình độ và kinh nghiệm của mình, ngoài các nội dung liên quan đến lĩnh vực, bạn nên chia sẻ thêm các thành tựu cá nhân của mình, đó có thể là các giải thưởng, lời khen từ Sếp cũ, v.v.

3.5 Ủng hộ

Sau giai đoạn trên, bạn có thể đã tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, bạn hãy tiếp tục duy trì xây dựng nội dung trên tài khoản của mình.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên chia sẻ các nội dung với mục đích cảm ơn các nhà tuyển dụng đã kết nối và giúp bạn tìm kiếm một công việc phù hợp. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong công việc, chẳng hạn sau này nếu bạn hoặc bạn bè của bạn cần tìm việc thì nhà tuyển dụng có thể sẵn sàng hỗ trợ bạn.