Post #88227 - 04/12/2023 11:06:19

Phong cách cổ điển là gì? 6 đặc trưng của nội thất cổ điển

1. Phong cách cổ điển là gì?

Phong cách cổ điển là trường phái nghệ thuật của Châu Âu bắt đầu từ thế kỷ XVII – thế kỷ XIX. Thiết kế nội thất cổ điển áp dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng rất khắt khe. Sự trâu chuốt tỉ mỉ, cầu kỳ, những đường nét hoa văn được chạm trổ công phu, đẹp mắt chính là một trong những đặc trưng chính của phong cách này.

Những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển thường rất thu hút. Bởi trong đó sử dụng những món đồ trang trí quý giá, vật liệu chất lượng, các hình khối, đường nét được thể hiện rõ ràng, kiểu cách, màu sắc mang lại cảm xúc,… Ngoài ra, nội thất cổ điển còn mang lại sự bình yên, sang trọng và đậm chất hoàng gia.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng yêu thích và theo được phong cách nội thất cổ điển. Thường thì những người giàu có sẽ lựa chọn. Bởi họ có gu thẩm mỹ cao, yêu thích các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Xem thêm: Ý tưởng thiết kế nội thất chung cư 75m2 ấn tượng nhất hiện nay

2. Hai trường phái của phong cách nội thất cổ điển

2.1 Phong cách cổ điển truyền thống (Classic style)

Phong cách cổ điển truyền thống (Classic style) tập trung vào sự cổ kính và truyền thống Châu Âu. Các chi tiết nội thất được sơn mới hoặc sơn vec-ni với các màu sắc sáng như màu bạc, mạ vàng,…

2.2 Phong cách diễn giải sự cổ điển (Classic Reinterpreted Style)

Phong cách diễn giải sự cổ điển (Classic Reinterpreted Style) là sự đột phá của phong cách cổ điển truyền thống. Classic Reinterpreter Style mang đến sự đơn giản trong từng chi tiết cùng cái nhìn mới mẻ nhưng vẫn giữ lại những tinh hoa cổ điển.

Phong cách này sử dụng các màu sắc có sự giao thoa giữa nội thất hiện đại và cổ điển. Thường sẽ là các màu sắc thiên nhiên trộn lẫn với các màu kem, bạc và vàng. Cấu trúc cũ được giữ nguyên kết hợp với các yếu tố tạo nên sự mới lạ, cuốn hút.

3. Ưu nhược điểm của phong cách cổ điển

3.1 Ưu điểm

  • Vẻ đẹp tinh tế, tỉ mỉ được thể hiện rõ nét qua từng chi tiết, phù hợp với gu thẩm mỹ của chủ nhân: Phong cách cổ điển biến một căn phòng bình thường trở nên sang trọng nhờ những chi tiết cầu kỳ, tỉ mỉ, trâu chuốt trong từng chi tiết. Bằng cách sử dụng những hoa văn, chi tiết uốn lượn, phức tạp mang đến vẻ đẹp mềm mại, tự nhiên. Chính điều này mang đến không gian với tính thẩm mỹ cao và tạo ra vẻ đẹp riêng biệt cho không gian.
  • Sự sang trọng và ấm cúng trong từng không gian: Không gian nội thất cổ điển được quan tâm nhiều đến việc sử dụng màu sắc. Tone màu trầm tính, ấm áp có sự nhẹ nhàng, tinh khiết được sử dụng. Chính màu nền như vậy giúp cho các chi tiết cầu kỳ, dát vàng, ánh kim trở nên nổi bật hơn. Đồng thời giúp nội thất cổ điển thể hiện đúng vẻ sang trọng và đẳng cấp vốn có.

3.2 Nhược điểm

  • Chỉ phù hợp với không gian rộng lớn: Các họa tiết rườm rà, có kích thước lớn trong nội thất phong cách cổ điển chỉ phù hợp với những căn phòng diện tích lớn. Những căn phòng nhỏ mà sử dụng phong cách này sẽ trở nên lỗi thời, không gian bí bách, chật chội và thiếu đi tính thẩm mỹ.
  • Chi phí quá cao: Đây cũng chính là rào cản lớn nhất khiến phong cách này không được phổ biến. Chi phí làm nội thất quá cao bởi yêu cầu sự tỉ mỉ trong từng chi tiết nội thất. Sự độc đáo trong thiết kế phải đạt được độ thẩm mỹ nhất định.
  • Chỉ phù hợp với gia chủ yêu thích vẻ đẹp cổ điển: Không gian nội thất quá cầu kỳ và tỉ mỉ khiến cho phong cách này kén người chơi. Chỉ những gia chủ yêu thích các giá trị truyền thống lâu đời, yêu thích sự cổ xưa và có tính thẩm mỹ cao mới quyết định lựa chọn phong cách nội thất cổ điển.

4. Đặc điểm của phong cách nội thất cổ điển

4.1 Sự cân bằng và đối xứng

Phong cách cổ điển trong thiết kế nội thất chủ yếu tập trung vào tính đối xứng. Lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã, trong suốt thời gian phát triển đã có sự sắp xếp và cân bằng. Trong các thiết kế nội thất cổ điển ngày nay, người ta chủ yếu tập trung vào sự sắp xếp và tính đối xứng của không gian.

Để có được sự cân đối các kiến trúc sư thường chọn một trục ở chính giữa. Thiết kế một nửa và nửa còn lại lấy đối xứng qua trục này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phải để đồ đạc có thiết kế giống nhau. Thế nhưng vẫn có thể phản ánh bức tường đối diện bằng cách sử dụng bảng màu và các họa tiết hợp lý.

Để tạo ra sự đối xứng hoàn hảo hãy sử dụng thiết kế cổ điển. Mỗi chi tiết trong nội thất cổ điển, đều rất quan trọng. Từ cách lựa chọn các họa tiết tiết trang trí, tranh treo tường đến ánh sáng được lựa chọn. Phong cách cổ điển đòi hỏi phải có sự tính toán chi ly từng chi tiết trong không gian.

4.2 Cách sử dụng màu sắc trong nội thất cổ điển

Nội thất cổ điển thường tập trung vào các bảng màu có cảm hứng từ thiên nhiên. Đó là các màu: Vàng, xám, trắng hoặc các màu sắc tự nhiên.

Thế nhưng, phong cách cổ điển sử dụng nhiều nhất là 2 màu: trắng và vàng. Hai màu sắc này kết hợp hài hòa với nhau tạo ra không gian hoàn hảo. Màu trắng giúp cho màu vàng thêm nổi bật và lộng lẫy. Thêm vào đó, các màu sắc trầm của gỗ cũng thường được tìm thấy trong nội thất cổ điển.

Trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển, màu sắc trung tính (màu nâu, nâu sẫm, màu be) thường được sử dụng làm màu chủ đạo. Đặc biệt là khi kết hợp với các màu sắc như đỏ, xanh, xanh da trời, nâu. Nếu bạn muốn không gian sáng và hiện đại hơn hãy giữ cho màu sắc đồng điệu cùng tone.

4.3 Cách tạo điểm nhấn trong trang trí

Điểm nhấn đã trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách cổ điển. Trong thiết kế cổ điển các điểm nhấn thường có kích thước lớn hơn. Nó có thể là đồ vật trong phòng hoặc một chiếc lò sưởi lớn, cũng có thể là một chiếc bàn vĩ đại, hay đôi khi là cả một chiếc cầu thang uốn lượn khổng lồ,…

Khi đã lựa chọn được điểm nhấn, tất cả các món đồ dùng còn lại sẽ được lựa chọn để tôn lên vẻ đẹp của điểm nhấn đó.

4.4 Họa tiết trang trí cổ điển

Đặc trưng của thiết kế nội thất cổ điển là những họa tiết cầu kỳ và đậm chất nghệ thuật. Sự quý phái, sang trọng được tạo nên từ những đường bo duyên dáng và các đường uốn lượn. Những họa tiết này thường được sử dụng trên các đường chỉ phào, các chi tiết nội thất…

Trong phong cách cổ điển truyền thống, những góc cạnh, đường cong cổ kính, mềm mại được sử dụng thay thế cho những đường thẳng mạnh, sắc nét. Có lẽ cũng bởi vậy mà phong cách này lại tạo ra sức hút mạnh mẽ với người nhìn.

Xung quanh mỗi yếu tố kiến trúc cổ điển luôn không thể thiếu những đường nét và khuôn chi tiết trang trí chạy từ sàn nhà lên tới trần. Đó là những đường gờ, đường chỉ phào,… Chạy dọc tường hay những điểm vuông góc giữa trần và tường nhà, giữa tường và sàn nhà. Đây là một đặc trưng đậm nét nhất của phong cách cổ điển cho dù đồ nội thất có mang cảm hứng yếu tố nào đi nữa.

Công năng sử dụng và sự thoải mái cũng rất được đề cao trong phong cách cổ điển. Bạn sẽ cần phải sử dụng thị giác khá nhiều để sắp đặt không gian từ kiến trúc tới đồ nội thất. Việc sắp xếp đồ đạc trong thiết kế nội thất cổ điển thường sử dụng cửa sổ là quy ước thị giác.