Post #88946 - 10/12/2023 04:52:21

https://linkhay.com/u/traxua

Tác hại khi uống trà quá nhiều

Từ phân tích trên, bạn hẳn phần nào biết được uống trà có tốt không. Trong phần tiếp theo của bài viết, MEDLATEC sẽ tiếp tục phân tích một vài tác hại nếu quá lạm dụng trà.

 Khiến cơ thể kém hấp thụ sắt

Trong thành phần của trà thường chứa tanin. Dạng hợp chất này dễ phản ứng cùng sắt, vô tình làm cho cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn. Đây là lý do giải thích tại sao người dùng trà nhiều lại hay bị thiếu sắt, chỉ số hồng cầu giảm thấp.

Uống trà quá nhiều khiến cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn

Uống trà quá nhiều khiến cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn

Nếu muốn đảm bảo cơ thể duy trì khả năng hấp thụ sắt, bạn chỉ nên uống trà với liều lượng vừa phải. Theo đó, mỗi ngày bạn tuyệt đối không uống trên 710ml nước trà.

Khiến tâm trạng bồn chồn, lo âu

Thành phần chủ đạo trong trà là caffeine, hợp chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, duy trì mức độ tỉnh táo. Vậy nhưng, nếu bổ sung hàm lượng lớn caffeine, cơ thể lại dễ rơi vào tình trạng bồn chồn, lo âu.

Từ quá trình phân tích và nghiên cứu, các chuyên gia cho biết hồng trà chứa lượng cafein lớn hơn trà xanh. Ngoài ra, lượng cafein có xu hướng tăng lên nếu bã trà ngâm nước quá lâu.

Vậy, nếu muốn giảm lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể, bạn nên dùng trà xanh thay vì hồng trà. Đồng thời, không ngâm bã trà lâu trong nước.

 Khiến cơ thể mất ngủ

Caffeine từ trà xâm nhập vào cơ thể chính là nguyên nhân khiến hầu hết người dùng trà bị mất ngủ. Bởi caffeine có khả năng ngăn chặn hoạt động tạo mới melatonin, loại hormone này giữ vai trò quan trọng trong điều hòa, duy trì giấc ngủ ngon.

Cơ thể dễ bị mất ngủ bởi hàm lượng caffeine cao trong trà

Cơ thể dễ bị mất ngủ bởi hàm lượng caffeine cao trong trà

Tình trạng mất ngủ dài ngày là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm tập trung, kém minh mẫn, trầm cảm, mất kiểm soát cân nặng, thần kinh suy nhược.

Thực tế, caffeine xâm nhập vào cơ thể chỉ có thể được chuyển hoá sau khoảng 6 tiếng. Chính vì thế, bạn cần tránh uống trà sau thời điểm 3 giờ chiều.

 Gây hiện tượng nôn ói

Nhiều người dùng cho biết, họ hay cảm thấy buồn nôn sau khi uống trà. Đặc biệt, cảm giác buồn nôn rõ nét hơn nếu uống trà trong lúc bụng đói.

Thành phần tanin trong các loại trà tác động mạnh vào mô tiêu hóa. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, nôn ói, cơ thể nôn nao.

Muốn tránh tình trạng nôn ói khi dùng trà, bạn tuyệt đối không uống bất kỳ loại trà nào nếu bụng đang đói.

 Gây tình trạng ợ nóng

Cơ thể hấp thụ quá mức hàm lượng caffeine một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng.

Uống trà nhiều có thể làm tăng tình trạng ợ nóng

Uống trà nhiều có thể làm tăng tình trạng ợ nóng

Ngoài ra, caffeine sau khi xâm nhập vào cơ thể còn khiến tình trạng trào ngược axit diễn biến tiêu cực hơn. Bởi lúc này, cơn co thắt trong dạ dày xuất hiện với tần suất thường xuyên. Đồng thời, thực quản lại trong trạng thái thả lỏng khiến dịch tiết dạ dày dễ bị đẩy lên phía trên.

Mặt khác, hàm lượng cao caffeine còn là nguyên nhân khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng lên. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng ợ nóng.

Tăng nguy cơ sảy thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu uống quá nhiều trà dễ làm tăng nguy cơ sảy thai. Bởi thành phần caffeine trong trà thường làm chị em khó ngủ, tăng căng thẳng không tốt cho cả cơ thể mẹ và thai nhi.

Xem thêm