Post #89009 - 11/12/2023 11:23:49

Nét Độc Đáo Của Phong Cách Nội Thất Indochine

I- TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE

1- Định nghĩa phong cách thiết kế nội thất Indochine

Phong cách thiết kế nội thất Indochine là sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa nét văn hóa phương Đông và phương Tây. Tổng quan là sự thêu dệt hoàn hảo của kiến trúc cổ điển nước Pháp và đặc trưng Đông Nam Á.

Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư 96m2 như thế nào thì hợp lý?

2- Lịch sử hình thành

Kiến trúc sư Pháp Emest Hébrard (1875 - 1993) là người đặt nền móng đầu tiên cho lối kiến trúc Indochine tại Việt Nam. Ông Hébrard là một nhà khảo cổ học, kiến trúc sư và cũng là nhà quy hoạch nổi điểm thời điểm đó. Vị kiến trúc sư nổi tiếng là tác giả của các công trình quy mô nổi tiếng:

  • Sở tài chính Đông Dương
  • Đại học Tổng hợp Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Viện Pasteur ( Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương)
  • Trường Viễn Đông Bác cổ (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương bởi “Indochine” theo tiếng Pháp có nghĩa là “Đông Dương” - Bán đảo thuộc Đông Nam Á. 

Khu vực Đông Dương bao gồm các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar và một phần của Campuchia. Thực dân Pháp đã cai trị khu vực này trong những năm 1939 - 1954. 

Trong thời gian Việt Nam bị đô hộ, Chính quyền Pháp đã có chính sách “đồng hóa” lên đất nước ta. Họ áp đặt văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực, tôn giáo, kiến trúc,... lên con người, xã hội Việt thời bấy giờ. Ngay sau khi chế độ thực dân suy yếu, ảnh hưởng của sự đồng hóa đã hạn chế nhưng trong một vài nét văn hóa Việt vẫn lấp ló những phong cách của Pháp. Indochine là điểm nhấn kiến trúc nổi bật được thừa hưởng và giữ lại. Thiết kế vừa có nét Pháp xen lẫn nét “hoài cổ” Việt được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay.

II- SỰ GIAO THOA ĐÔNG - TÂY TRONG THIẾT KẾ INDOCHINE

Tinh túy của phong cách thiết kế nội thất Indochine là sự giao thoa Đông - Tây rất riêng. Đặc trưng của thiết thế Đông Dương không bị lẫn vào các phong cách hiện đại khác. 

Mảng họa tiết, màu sắc đều được khắc họa chân thật, tỉ mỉ từ chất liệu thuần Việt nên được đón nhận và phát triển cho đến tận bây giờ. Nét giản dị nhưng lại vô cùng sang trọng, quý phái của Indochine mang đến sự cuốn hút rất lớn. 

Indochine - Sự giao thoa tài tình hai văn hóa Pháp - Việt nên dù là một người kỹ sư khó tính cũng phải thốt lên vì sự tráng lệ của phong cách độc đáo này. 

III- ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE

1- Màu sắc

Mỗi phong cách thiết kế sẽ có đặc trưng riêng về màu sắc để dễ dàng ghi được dấu ấn riêng. Thiết kế Indochine nổi bật với những nét thân thuộc, gần gũi mà vẫn độc đáo, khác biệt.

Indochine - Phong cách Đông Dương với tông màu sắc chủ đạo bao gồm trắng, vàng kem, vàng nhạt. Gam màu trung tính làm nổi bật các sản phẩm nội thất tre, gỗ, gạch, mây,... Kết hợp khéo léo gợi được cảm giác ấm cúng, bình yên nhưng không kém phần tinh tế, nổi bật.

2- Chất liệu

Chất liệu là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong thiết kế Indochine. Một số chất liệu của thi công nội thất Indochine bao gồm:

Chất liệu gỗ

Gỗ là chất liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của hơi hướng Đông Dương. Mỗi công trình sẽ lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp để tôn lên nét đẹp Đông Nam Á. Chất liệu gỗ sẽ có những đặc điểm như đường vân, tuổi thọ, màu sắc, độ bóng,... khác nhau. Vì vậy, mỗi thiết kế Indochine hoàn toàn có thể sáng tạo.

Chất liệu tre

Văn hóa Việt được thể hiện trong phong cách indochine nằm ở chất liệu tre. Tre có đặc điểm tốt, bền, ít khi bị mối mọt,... nên rất được ưa chuộng từ ngày xưa. Đặc biệt, chất liệu tre là nét vẽ không thể thiếu trong thiết kế Đông Dương, mang đậm nét Việt Nam.

Chất liệu gạch

Chất liệu gạch được sử dụng chủ yếu là loại gạch nung, gạch bông có kích thước nhỏ. Những hoa văn đa dạng được điêu khắc trên bề mặt gạch dùng để lát sàn, lát tường,... vừa đẹp mắt, vừa tinh tế. 

3- Họa tiết, hoa văn

“Chiều sâu” trong phong cách thiết kế nội thất Indochine được thể hiện ở họa tiết, hoa văn. Họa tiết kỷ hà, hình chữ nhật, tĩnh vật, hoa lá, muông thú,... là những chất liệu tạo nên nghệ thuật của tổng thể thiết kế. 

  • Họa tiết kỷ hà: Mắc lưới hình thoi, mắc lưới hình lục giác có độ dài - ngắn khác nhau là đặc trưng của họa tiết kỷ hà. Đặc điểm này vừa mang tính độc đáo vừa khơi gợi được sự trang trọng được coi là dấu ấn phong cách Đông Dương.
  • Họa tiết muông thú: Nét đẹp Việt trong phong cách Đông Dương, thường là những con vật mang biểu tượng may mắn. Nhưng thường thì các họa tiết muông thú không đứng độc lập mà kết hợp cùng với các họa tiết kể trên tạo nên tổng thể hài hòa, đẹp mắt.

4- Đồ nội thất trang trí

Trong bức tranh Đông Dương không thể không điểm tên các đồ nội thất trang trí. Các vật dụng vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự hoàn hảo, sang trọng của thiết kế Indochine.

Tranh sơn dầu

Thông thường, các bức tranh sơn dầu được sử dụng trong thiết kế này là tranh tái hiện truyền thống Việt Nam như cô gái mặc áo dài, hoa sen, hoa cúc, trống đồng,... Những nét mang hồn Việt tinh tế góp phần mang lại sự gần gũi cho người nhìn.

Quạt trần

Các dòng quạt trần mang phong cách Pháp với ánh đèn pha lê tạo nên vẻ đẹp sang trọng. Dòng quạt 4 cánh được ưa chuộng sử dụng hơn trong thiết kế Đông Dương này.

Con tiện

Con tiện được dựng trên lan can, cầu thang đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Các con tiện sẽ được làm bằng chất liệu gỗ và thường có màu trầm như màu đen, nhám,...

IV- ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT KẾ NỘI THẤT INDOCHINE

1- Giải pháp kiến trúc

Việt Nam là đất nước mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên các thiết kế Indochine sẽ phù hợp với đặc điểm này. Trong mỗi công trình xây dựng, phòng cách Đông Dương sẽ chú trọng tới không gian sinh sống. Hành lang công trình sẽ dài và rộng, gắn liền với tổng thể công trình. 

Nhằm giúp cho không gian được thoáng và mát mẻ, phần tường gần trần nhà sẽ có các lam gió. Mục đích khi gắn thêm lam gió là giúp công trình được thông thoáng, có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Để tạo thêm không gian thì các công trình sẽ có khuôn viên rộng rãi hơn bao gồm sân trong và sân vườn.

2- Hình khối kiến trúc

Hình khối kiến trúc hơi hướng Đông Dương là khối khung bê tông cốt thép vững chắc, chịu lực. Các khu vực khác có thể làm bằng chất liệu thép, sành sứ màu sắc,... Tường nhà được ốp gạch họa tiết caro, mái che là đá xám chẻ (ngói ardoise). 

3- Mái nhà

Trong các công trình thiết kế phong cách Indochine, mái nhà sẽ thường là hai kiểu: mái bằng hoặc mái ngói. Mái nhà làm bằng ngói sẽ cần đảm bảo có phần nhô ra để giúp che nắng, che mưa. 

Bên cạnh đó, các sê nô  hay còn gọi là máng hứng nước mưa nằm dọc theo phần mái sẽ có tác dụng thu nước mưa. Phần đỉnh và góc cong của mái công trình sẽ được trang trí thêm bằng các họa tiết sinh động.

Nhằm mang lại vẻ độc đáo, một số công trình sẽ làm phần mái vút cong ở góc. Cũng có thể là kiểu mái mà góc mái chống diêm theo kiểu cổ truyền thống xưa. 

4- Cửa sổ

Hệ thống cửa sổ của các công trình Đông Dương bao gồm các cửa đi, cửa sổ. Thiết kế các cửa sẽ nhiều nhằm mang lại sự thông thoáng và mát mẻ. Hệ cửa chớp thường được ứng dụng nhiều nhất trong phong cách này. Các kẽ hở sẽ giúp thông gió ngay cả khi đóng cửa.