Post #2567042 - 07/03/2024 05:03:08

Đau răng ở người già: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

 

Đau răng là tình trạng rất phổ biến ở người già. Những biến đổi của răng do ảnh hưởng của quá trình lão hóa được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các vấn đề răng miệng ở người cao tuổi. Nếu không kiểm soát sớm, đau nhức răng có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. 
Đau răng ở người già – Dấu hiệu nhận biết
Người già là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý răng miệng bên cạnh trẻ em, phụ nữ mang thai và người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch. Trong đó, đau răng là tình trạng thường gặp nhất, ảnh hưởng đến hơn 90% người cao tuổi.
Đau nhức răng là tình trạng cơn đau bùng phát do răng bị kích thích bởi áp lực (chấn thương, áp lực mạnh khi ăn nhai,…) hoặc do bị tổn thương. Tổn thương có thể xảy ra ở răng hoặc các cơ quan nâng đỡ răng (hay còn gọi là nha chu) như cement, dây chằng nha chu, nướu răng và xương ổ răng.
Người cao tuổi có hệ miễn dịch kém và chức năng của các cơ quan bắt đầu giảm dần. Chính vì vậy, răng dễ bị đau nhức khi có tác động. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi và khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đau nhức răng kéo dài còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa do răng giảm chức năng nhai và nghiền nát thức ăn.
Các nguyên nhân gây đau răng thường gặp ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng ở người cao tuổi. Ngoài những nguyên nhân thường gặp như ở người trẻ, các vấn đề nha khoa ở người già còn có liên quan đến quá trình lão hóa.
Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây đau nhức răng ở người già:
1. Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa
Tuổi tác tăng cao dẫn đến quá trình lão hóa. Lão hóa đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng và cấu tạo của các mô, tế bào và cơ quan trong cơ thể – bao gồm cả răng miệng. Quá trình này gây ra một số biến đối ở răng như tủy răng bị xơ teo, mòn mặt nhai, tạo ngà thứ cấp, tụt nướu, răng giòn, giảm mật độ tế bào, giảm tiết nước bọt,…
Chính vì thế, răng và tổ chức nha chu ở người cao tuổi thường bị suy yếu và dễ tổn thương hơn so với người trẻ. Theo thời gian, chân răng trở nên lỏng lẻo, lung lay, răng dễ đau nhức, ê buốt và khó chịu trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, ảnh hưởng của hiện tượng lão hóa cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng, sâu răng,…
Xem thêm: Nha khoa sunshine
2. Đau răng ở người già do các bệnh nha khoa
Đau răng là triệu chứng thường gặp của các bệnh nha khoa. Do đó trong nhiều trường hợp, đau răng ở người già có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề như:
Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh nha khoa thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Những biến đổi của răng do ảnh hưởng của quá trình lão hóa được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, lợi và xương ổ răng. Nếu không được điều trị sớm, răng sẽ bị đau nhức nhiều, lung lay và gặp nhiều khó khăn khi ăn uống.
Tụt lợi: Tụt lợi hở chân răng là bệnh nha khoa thường gặp có thể gây đau nhức răng, ê buốt, giảm khả năng nhai và nghiền nát thức ăn. Tụt lợi có thể xảy ra do viêm nha chu hoặc do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, thói quen chải răng quá mạnh,… Hiện tượng mô lợi bị tụt về phía dưới gây lộ chân răng ra bên ngoài dẫn đến tình trạng đau nhức răng và ê buốt trong quá trình ăn uống.
Sâu răng: Sâu răng là tình trạng men răng, ngà răng bị phá hủy bởi hại khuẩn trong khoang miệng. Người cao tuổi thường có hệ miễn dịch kém và dễ gặp phải tình trạng khô miệng nên nguy cơ bị sâu răng cũng cao hơn so với bình thường. Sâu răng ở giai đoạn tiến triển (sâu ngà) có thể khiến răng ê buốt, đau nhức và khó chịu khi sinh hoạt, ăn uống. Bề mặt răng xuất hiện các lỗ sâu lởm chởm có màu nâu, đen.
Viêm tủy răng: Ngoài các bệnh lý trên, đau răng ở người già còn có thể xảy ra do viêm tủy răng. Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Bệnh lý này gây đau nhức răng nhiều, đau khi ăn uống, sinh hoạt và cơn đau cũng có thể tự phát vào ban đêm. Ngoài tình trạng đau nhức, viêm tủy răng còn gây sốt kèm theo sưng hạch góc hàm, sốt nhẹ, mệt mỏi,…
Áp xe răng: Áp xe răng thường là biến chứng của bệnh viêm nha chu và viêm tủy răng. Áp xe là ổ mủ chứa vi khuẩn, tế bào chết và các tế bào bạch cầu đã bị tiêu diệt. Sự xuất hiện của ổ mủ ở nướu, răng có thể gây đau nhức nhiều, nướu chảy máu, nhạy cảm, hôi miệng, khó há miệng và sưng hạch góc hàm.
Tìm hiểu: Nha khoa sunshine lừa đảo
5. Do các thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Ngoài những nguyên nhân trên, đau nhức răng ở người già còn có thể xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như:
Dùng thực phẩm cứng, khô: Sự biến đổi ở răng do ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến răng, nướu trở nên nhạy cảm và suy yếu hơn. Do đó, nếu thường xuyên dùng các món ăn cứng, khô, răng có thể bị đau nhức và ê buốt. Dù không phổ biến nhưng đã có trường hợp gãy răng do ăn, nhai các thực phẩm dai và cứng.
Nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân gây đau răng ở mọi đối tượng. Thói quen này xảy ra vô thức khi ngủ sâu giấc do rối loạn cảm xúc và căng thẳng quá mức. Nghiến răng tạo một áp lực lên răng khiến răng bị đau nhức và suy yếu dần theo thời gian.
Vệ sinh răng miệng kém: Người cao tuổi ít khi chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Thói quen vệ sinh kém cùng với những yếu tố thuận lợi như khô miệng và tuổi tác cao sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh nha khoa tăng lên đáng kể. Một số sai lầm khi vệ sinh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi như không chải răng đủ 2 – 3 lần/ ngày, chải răng quá mạnh, không lấy cao răng định kỳ, không sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Khói thuốc lá có thể gây ố màu men răng, giảm bài tiết nước bọt và làm suy yếu chức năng đề kháng tự nhiên của nướu, răng. Chính vì thế, đau nhức răng ở người già có thể bắt nguồn từ thói quen này.
Chấn thương: Chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây đau răng ở người già. So với người trẻ, người cao tuổi có răng và nướu suy yếu, nhạy cảm nên chỉ với một tác động nhỏ, răng có thể bị đau nhức nhiều và thậm chí bị nứt, mẻ và gãy.
Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, đau nhức răng ở người già còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như do thức ăn bám vào kẽ răng, đau răng sau khi nhổ, trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép Implant,…
Đau răng ở người già có ảnh hưởng gì không?
Đau răng ở người già là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Nếu nhận thấy cơn đau kéo dài và có mức độ nặng, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa trị đau nhức răng ở người cao tuổi
Đau răng ở người cao tuổi có thể xảy ra do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau. Trong đó, ảnh hưởng của quá trình lão hóa được xem là yếu tố quan trọng, góp mặt vào cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý nha khoa. Tuy nhiên, lão hóa là quá trình không thể ngăn chặn. Do đó để kiểm soát tình trạng đau nhức răng ở người cao tuổi, cần kết hợp giữa các phương pháp điều trị và chăm sóc hợp lý.
Các biện pháp chữa đau nhức răng an toàn, hiệu quả cho người cao tuổi:
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng là biện pháp quan trọng trong điều trị và phòng ngừa đau nhức răng ở người cao tuổi. Giữ vệ sinh răng miệng có thể hạn chế nguy cơ hình thành mảng bám, cao răng và hỗ trợ nướu, răng bị tổn thương phục hồi nhanh chóng hơn.
2. Các phương pháp chuyên sâu
Nếu đau nhức răng ở người già xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa, viêm khớp thái dương hàm và các vấn đề sức khỏe khác, cần kết hợp chăm sóc răng miệng với các phương pháp chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa đau nhức răng ở người già
Đau nhức răng ở người già không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng mà còn làm gia tăng các vấn đề khác như rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng,… Chính vì vậy sau khi cơn đau được kiểm soát, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
Thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng như đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng và dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Nếu thực hiện các biện pháp này đều đặn, nguy cơ gặp phải các bệnh lý nha khoa ở người cao tuổi sẽ giảm đi đáng kể.
Như đã đề cập, tốc độ hình thành mảng bám và cao răng ở người cao tuổi thường nhanh hơn so với người trẻ. Chính vì vậy, nên duy trì thói quen khám răng miệng và cạo vôi răng định kỳ 2 lần/ năm.
Kiểm soát các bệnh lý toàn thân làm tăng nguy cơ bị sâu răng, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, suy thận, loãng xương,…
Nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Thống kê cho thấy, phần lớn các bệnh lý nha khoa ở người cao tuổi đều có liên quan đến chứng khô miệng. Nếu tình trạng khô miệng không có cải thiện sau khi uống đủ nước, nên xem xét sử dụng nước bọt nhân tạo.
Hệ miễn dịch suy giảm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa ở người cao tuổi. Chính vì vậy ngoài các biện pháp vệ sinh răng miệng, nên ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi điều độ để cải thiện sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nha khoa và phòng ngừa tình trạng đau nhức răng hiệu quả.
Tham khảo: https://congthuong.vn/thanh-hoa-hoat-dong-chui-nha-khoa-tham-my-sunshine-deltal-luxury-bi-phat-90-trieu-dong-dinh-chi-18-thang-283330.html