- 1
Joined: 11/07/2023
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì? Nội dung mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
I. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là căn cứ để cấp có thẩm quyền đánh giá được tình hình, nắm bắt được cơ quan dự án đầu tư, thực hiện nghĩa vụ đánh giá, quyết định chủ trương đầu tư.
II. Khi nào nên lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
- Dự án đầu tư công (trừ các dự án đầu tư công khẩn cấp, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch);
- Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP);
- Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư.
III. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và qui hoạch có liên quan theo qui định của pháp luật về quy hoạch;
2. Mục tiêu, phạm vi và qui mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lí, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo qui định của pháp luật;
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
IV. Chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
- Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 luật đầu tư công thì:
+ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết
+ Tính khả thi
+ Tính hiệu quả
+ Dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công
+ Dự án Nhóm B
+ Nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
- Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 15 Luật đầu tư công: Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
+ Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
+ Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.
Căn cứ Điều 29 và Điều 31 Luật đầu tư công thì Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Nhóm B, Nhóm C và Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công có các nội dung khác nhau.
Để có cơ sở triển khai thực hiện các công việc do Chủ tịch UBND tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn hoặc UBND cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Nhóm B, Nhóm C do Chủ tịch UBND tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn hoặc UBND cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư được trích từ nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ hay từ vốn chuẩn bị đầu tư? Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ nội dung trên.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
- Theo quy định của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14:
+ Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án khoản 18, Điều 4.
+ Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư khoản 2, Điều 15.
+ Vốn chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án khoản , Điều 54.
Căn cứ các quy định nêu trên, chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư của dự án.
V. Thủ Tục Quyết Định Chủ Trương Đầu Tư Dự Án
1. Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lí
Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:
+ Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
+ Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
+ Chỉ đạo đơn vị hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
2. Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lí
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
+ Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
+ Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lí.
+ Chỉ đạo cơ quan hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định, theo Luật Đầu tư công năm 2019.
Nhìn chung, việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cho việc xây dựng nhà máy sản xuất dược mỹ phẩm là một quá trình cần sự kỳ công và chuyên sâu. Từ việc nắm bắt xu hướng thị trường và định hình chiến lược kinh doanh, cho đến việc phân tích tài chính, khảo sát rủi ro và tiềm năng lợi ích, báo cáo này mang đến cái nhìn tổng thể về tính khả thi và tiềm năng phát triển của dự án.
Không chỉ đơn thuần là việc trình bày thông tin, báo cáo còn thể hiện sự sáng tạo trong việc tư duy chiến lược và khả năng xác định các yếu tố cốt lõi của dự án. Việc làm rõ các tùy chọn và hướng đi khác nhau cùng với việc đề xuất giải pháp mang lại tính logic và sự suy nghĩ chiến lược chặt chẽ.
Đặc biệt, việc xây dựng nhà máy sản xuất dược mỹ phẩm đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với các yếu tố liên quan đến chất lượng, an toàn và tuân thủ quy định. Báo cáo cần phải tập trung vào việc xem xét các yếu tố liên quan đến quy trình sản xuất, nguyên liệu, vệ sinh an toàn và quản lý chất lượng, để đảm bảo rằng dự án đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất.
Xem thêm:
Tư vấn lập báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược, mỹ phẩm
Quy trình và nội dung lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm
- 1