Joined: 14/04/2024
Phương án sửa nhà 3 tầng nâng tầm không gian đẹp, tiện nghi
1. Sửa nhà 3 tầng cũ mang lại lợi ích gì?
Thay vì “đập đi xây mới”, sửa nhà 3 tầng cũ lại như mới được xem là giải pháp nhanh chóng, hiệu quả, và tối ưu được chi phí nhất.
1.1. Tiết kiệm chi phí so với xây mới
Bạn đang sinh sống ở ngôi nhà 3 tầng cũ có diện tích chật hẹp. Hơn nữa, ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc xưa, nên không còn đáp ứng được công năng sử dụng. Xuất hiện những vết loang lổ, bong tróc ẩm mốc ở tường.
So với nguồn kinh phí lớn để xây mới lại, cải tạo nhà 3 tầng cũ được xem là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn. Đặc biệt, là đối với những ngôi nhà có hệ thống kết cấu, trần sàn còn vững chãi, chắc chắn và công năng phòng hợp lý.
1.2. Giảm thời gian thi công
So với xây mới, khi sửa nhà 3 tầng, bạn sẽ không phải mất công chờ đợi để làm lại từ đầu mọi công việc như xây móng, xây tường đến hoàn thiện.
Bạn có thể bắt tay ngay vào cải tạo, tu sửa các hạng mục bị xuống cấp, hỏng hóc, giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Chỉ cần sơn sửa lại, xử lý chống thấm là đã cải tạo nội thất. Đặc biệt, đây là giải pháp hoàn hảo với những gia chủ không có nhiều thời gian, hay muốn sở hữu diện mạo căn nhà mới nhanh chóng.
1.3. Thủ tục đơn giản
Với những gia chủ không có nhiều thời gian, hoặc muốn nhanh chóng sở hữu diện mạo ngôi nhà mới thì giải pháp này là hoàn hảo nhất. So với xây mới, thủ tục xin cải tạo sửa nhà 3 tầng cũ cũng đơn giản hơn rất nhiều. Nếu kết cấu hiện trạng căn nhà không có nhiều thay đổi, chỉ sau 5-15 ngày chờ đợi là bạn đã được cấp giấy phép.
2. Các hạng mục sửa nhà 3 tầng cũ thành mới
Theo hiện trạng ngôi nhà cũng như mục đích sử dụng, mà phương án cải tạo nhà 3 tầng cũng khác nhau. Có thể kể đến những hạng mục bạn cần quan tâm như sau:
2.1. Cải tạo mặt tiền
Mặt tiền đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong ngôi nhà. Đồng thời, cũng là bộ mặt của gia chủ, mang đến khách ghé thăm ấn tượng đầu tiên. Do đó, cải tạo mặt tiền là hạng mục cần được ưu tiên hàng đầu.
Cách đơn giản, hiệu quả để cải tạo mặt tiền đó là bạn có thể sơn lại những lớp sơn bong tróc hoặc xuống màu. Thay lại cửa và cửa sổ mới để tạo được sự khác biệt đáng kể cho ngoại hình ngôi nhà.
Đồng thời, bạn nên lựa chọn mẫu cửa và cửa sổ phù hợp với phong cách kiến trúc, mang lại điểm nhấn hơn. Thêm đèn ngoài trời, đèn sân vườn, đèn tường để cải thiện hệ thống chiếu sáng hơn.
2.2. Nâng cấp khu vực cầu thang
Cầu thang được dùng để nối liền giữa các tầng trong ngôi nhà. Do đó, nâng cấp khu vực cầu thang là rất cần thiết khi tiến hành sửa nhà 3 tầng. Để thay đổi bề mặt bậc cầu thang, bạn có thể sử dụng các vật liệu mới như gỗ, đá, gạch hoặc xi măng.
Việc thay đổi chất liệu, màu sắc và kiểu dáng của lan can, sẽ đem lại được sự tương phản hoặc tương thích cho phong cách nội thất.
Ngoài ra, có thể tận dụng gầm cầu thang làm không gian lưu trữ thông minh. Bằng cách thêm những ngăn kéo, kệ hoặc tủ vào dưới cầu thang. Sẽ giúp lưu trữ sách, giày dép, đồ dùng gia đình hoặc những vật phẩm khác.
Lưu ý: Đảm bảo nâng cao tính an toàn khi cải tạo cầu thang nhà 3 tầng cũ. Đảm bảo các bậc cầu thang được đúc kỹ càng, chắc chắn, không trơn trượt, an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm:
Top 50+ Mẫu Cầu Thang Gỗ Đẹp, Hiện Đại, Cổ Điển Kèm Báo Giá Tiết Kiệm Nhất
[Tiết lộ] Giải pháp sửa cầu thang gỗ cực hay và những lưu ý cần nắm
2.3. Bố trí, thiết kế lại không gian các phòng
Việc bố trí lại các phòng trong ngôi nhà 3 tầng cũ, sẽ giúp tạo được không gian sống mới đầy tiện nghi, thoải mái. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng cho việc bố trí và thi công lại các phòng như sau:
- Bố trí tầng 1 thành phòng ăn, phòng bếp và phòng khách.
- Bố trí tầng 2 với các phòng ngủ và WC khép kín.
- Tại tầng 3, bạn có thể bố trí một bên là phòng ngủ, phòng thờ. Bên còn lại thiết kế thành sân phơi hoặc phòng tập thể dục.
Để tạo ra không gian rộng rãi và thuận tiện nhất, bạn cần kết hợp bố trí phòng này với sử dụng nội thất đa chức năng như giường, tủ kệ hoặc bàn làm việc tích hợp lưu trữ.
Ưu tiên thiết kế mở và loại bỏ đi không gian những bức tường phân chia không cần thiết. Chẳng hạn, để tạo ra một không gian sống mở, bạn có thể liên kết phòng khách, phòng ăn và nhà bếp. Đây sẽ là cách sửa nhà 3 tầng tạo được sự thoáng đãng, cũng như giúp mở ra không gian giao tiếp tốt hơn giữa các thành viên trong gia đình.
2.4. Cải tạo nội thất
Trước khi bắt tay vào cải tạo nội thất, đầu tiên bạn cần định hướng áp dụng phong cách nào cho ngôi nhà. Hiện nay, có đa dạng các phong cách nội thất như hiện đại, cổ điển, vintage, hay Scandinavia. Ngay từ đầu, xác định rõ phong cách sẽ giúp bạn chọn được các yếu tố thiết kế nội thất phù hợp.
Thay vì mua lại nội thất mới hoàn toàn, hãy đánh giá lại xem những nội thất hiện có tái sử dụng được không. Thay thế với những món đồ cũ đã bị hỏng hóc. Để tạo ra một không gian sống mới mẻ hơn, bạn có thể cân nhắc thay đổi bộ sofa, bàn ăn, giường, tủ quần áo….
Xem thêm: Top 20+ cách decor nhà cấp 4 cũ đẹp, tiết kiệm chi phí nhất
2.5. Xây thêm tầng tum hoặc tầng 4
Ngôi nhà 3 tầng thường có không gian sinh hoạt chật chội. Để mở rộng thêm phòng thì xây thêm tầng tum, hoặc sửa nhà 3 tầng thành 4 tầng cũng là một giải pháp không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, để đảm bảo vững chắc khi xây thêm tầng, bạn cần chú ý đến kết cấu chịu lực của móng và các tầng cũ. Quy định về số tầng cũng khác nhau cho từng khu vực. Do đó, bạn cần có sự tìm hiểu kĩ và xin thủ tục cấp phép cải tạo.
2.6. Thiết kế giếng trời, thông tầng
Làm thông tầng, giếng trời là giải pháp sửa nhà 3 tầng có diện tích mặt tiền nhỏ. Nhà ống 3 tầng dạng bên sát vách không mở được cửa lấy sáng, gây bí bách, không gian bị thiếu ánh sáng và bị ẩm mốc.
3. Sửa nhà 3 tầng giá bao nhiêu?
Hiện tại, trên thị trường đang tính chi phí sửa chữa nhà theo tầng. So với nhà 1 tầng, 2 tầng, chi phí cải tạo nhà ống 3 tầng sẽ có sự khác biệt. Để dự trù ngân sách hợp lý, bạn chỉ cần lấy chi phí tăng trung bình 50% chi phí cho mỗi tầng cần sửa chữa.
Chẳng hạn, với chi phí sửa nhà 1 tầng cải tạo hết 25 triệu thì chi phí sửa nhà 2 tầng sẽ là 25 + 50%x 25 = 37.5 triệu.
Tùy vào nguyên liệu thi công, nhân lực thi công, mức chi phí sửa nhà 3 tầng này sẽ có sự chênh lệch. Còn về dịch vụ thiết kế, sẽ không có nhiều sự khác biệt khi báo giá thiết kế thi công nội thất.
4. Một số lưu ý cần nắm khi sửa nhà 3 tầng
4.1. Sửa khu vực nhà bếp
Các không gian như phòng khách, phòng bếp cần được ưu tiên cải tạo. Bởi đây là những phòng quan trọng, sử dụng thường xuyên.
So với các phòng khách trong nhà, chi phí cải tạo phòng bếp thường sẽ cao hơn. Đặc biệt là với những căn bếp cần cải tạo cả công năng và nội thất. Tùy vào mục đích sử dụng, diện tích, hệ thống điện nước phức tạp cần xử lý, vật liệu và trang thiết bị sử dụng, chi phí sửa nhà 3 tầng khu vực phòng bếp cũng sẽ có sự chênh lệch.
Xem thêm: 9 cách sửa chữa nhà bếp cũ thành mới đẹp, đơn giản, tiết kiệm chi phí
4.2. Chi tiết ngoại cảnh
Ngân sách khi cải tạo nhà 3 tầng cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ các chi tiết khác. Có thể kể đến như: chung đụng vách tường với nhà hàng xóm, cơi nới thêm diện tích, gia cố thêm nền,…
4.3. Tính toán theo vị trí
Giá trị thực của dự án sửa nhà 3 tầng cũng chịu tác động từ các yếu tố ngoại cảnh khác. Chắc chắn chi phí sửa chữa sẽ cao hơn. Nếu bạn đang sinh sống ở khu vực có vị trí đắt đỏ, khu vực trung tâm thành phố, có tiềm năng bất động sản. Nhưng sẽ là xứng đáng nếu bạn có ý định bán trong tương lai.
Nguồn: https://noithatviva.vn/tin-tuc/10-phuong-an-sua-nha-3-tang-nang-tam-khong-gian-dep-tien-nghi-tiet-kiem.html