Joined: 06/10/2023
Ăn măng có ảnh hưởng đến sữa mẹ khi cho con bú không?
Măng là thực phẩm khá quen thuộc trong thực đơn ăn uống của nhiều người. Từ măng có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như canh măng vịt, măng xào thịt, măng tươi xào lá lốt, chân giò ninh măng…Chị em sau sinh đặc biệt là mẹ cho con bú rất thích ăn măng nhưng còn lo sợ ăn măng sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vậy ăn măng có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Xem thêm: cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ
Hàm lượng dinh dưỡng của măng
Măng tươi là một loại thực phẩm phổ biến, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng chính trong măng là:
Trong măng có 91% là nước, còn lại là protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali, phốt pho…thiết yếu và tốt cho sức khỏe của con người.
Lượng chất xơ trong măng tươi chiếm tới 2,56%, góp phần đào thải cholesterol và hạn chế các bệnh về tiêu hóa.
Các laoij vitamin thiết yếu như: A, C,E, B trong măng giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong măng cũng chứa một lượng phytosterol giúp chống oxy hóa, giảm viêm, hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, giảm thiểu tác nhân gây ung thư.
Ăn măng có ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ không?
Câu trả lời là có. Ăn măng có thể gây thay đổi mùi vị của sữa, gây ít sữa thậm chí mất sữa. Thực tế, khi mẹ cho con bú ăn măng sẽ khiến mùi vị sữa sẽ thay đổi có thể dẫn đến hiện tượng trẻ lười bú hoặc thậm chí bỏ bú. Hơn nữa trong măng có chứa cyanide, chất này sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric khi vào cơ thể. Acid cyanhydric một chất có thể gây ngộ độc, buồn nôn, ói mửa và ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ. Ăn măng nhiều cũng có thể gây ra giảm tiết sữa hoặc mất sữa ở bà đẻ.
Măng cũng là thực phẩm có tính hàn, dễ gây ngộ độc. Điều này khiến mẹ sau sinh sinh dễ bị đau bụng, ngộ độc khi ăn từ đó khiến việc sản xuất sữa bị gián đoạn khiến trẻ không có đủ sữa bú.
Xem thêm: uống canxi bao lâu thì được uống sữa
Một số thực phẩm mẹ nên kiêng sau khi sinh ngoài măng
Có thể mẹ chưa biết, ngoài măng, mẹ sau sinh cũng cần kiêng một số thực phẩm khác để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Lá lốt: Lá lốt là một trong những thực phẩm mà mẹ cho con bú cần tránh xa. Ăn lá lốt sẽ làm sữa tự tiêu, không gây khó chịu, căng nhức, ăn nhiều có thể khiến mẹ mất sữa hoàn toàn .Ngoài ra, lá lốt còn ảnh hưởng đến vị của sữa mẹ, làm cho bé khó chịu, bỏ bú.
Bạc hà: Một trong những loại rau mẹ sau sinh cho con bú không nên ăn đó là bạc hà. Mẹ ăn bạc hà có thể làm thay đổi mùi vị sữa khiến trẻ khó chịu, dẫn đến lười bú. Mẹ sau sinh sử dụng quá nhiều bạc hà có thể dẫn đến lượng sữa mẹ giảm đột ngột, thậm chí mất sữa hoàn toàn.
Các loại hải sản có nhiều thủy ngân: Thủy ngân là một loại chất độc đối với cơ thể của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, mẹ ăn các loại cá, hải sản có chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ và cá thu sẽ làm suy giảm sự phát triển hệ thần kinh của bé.
Đồ uống chứa chất kích thích: Một số loại đồ uống như cà phê, trà, nước soda, nước tăng lực, nước có ga… có chứa nhiều caffein – chất gây kích thích hệ thần kinh. Quá nhiều caffein trong cơ thể trẻ có thể khiến trẻ bị kích ứng, cáu kỉnh, quấy khóc, chậm phát triển trí não.
Các thực phẩm nặng mùi: Nếu mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm nặng mùi, cay nồng như hành, tỏi sẽ gây ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, khiến trẻ không thích sữa mẹ.
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần tăng cường các thực phẩm lợi sữa đồng thời hạn chế các thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học, đa dạng, cân đối các dưỡng chất. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung canxi và sắt cho mẹ sau sinh cùng các vi chất dinh dưỡng khác giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi sau sinh đồng thời hỗ trợ đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ tốt hơn!
Có thể thấy, măng tuy bổ dưỡng nhưng đối với phụ nữ sau sinh thì lại là một “chất độc” cho cả mẹ và con. Vì vậy các mẹ hãy cẩn thận lựa chọn những thực phẩm phù hợp với giai đoạn cho con bú nhé.