Joined: 06/10/2023
Bao lâu sau sinh mổ thì rút ống thông tiểu?
Đa số các sản phụ sau sinh mổ sẽ được đặt thông tiểu. Để giúp sản phụ trong việc dẫn nước tiểu ra ngoài ngăn ngừa tình trạng bí tiểu ở mẹ sau sinh. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì rút ống thông tiểu?
Tại sao mẹ sau sinh mổ phải đặt ống thông tiểu?
Bí tiểu sau sinh là hiện tượng khá phổ biến đối với cả những sản phụ sinh thường hay sinh mổ. Theo thống kê cho thấy có khoảng gần 14% các sản phụ gặp vấn đề này sau khi sinh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu là do thai nhi đè lên bàng quang và niệu đạo, làm ứ đọng nước tiểu tại đây hoặc có thể do bàng quang của sản phụ bị tổn thương trong quá trình mổ lấy thai nhi dẫn đến bí tiểu.
Ngoài ra, sau sinh mổ, cơ thể sản phụ vẫn chịu ảnh hưởng của thuốc mê và thuốc tê nên các cơ quan vùng bụng của sản phụ đang trong tình trạng mất cảm giác. Để giải quyết tình trạng này, các sản phụ sẽ được đặt ống thông tiểu sau sinh mổ để đưa nước tiểu ra ngoài cho bàng quang trở về trạng thái bình thường.
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Bao lâu sau sinh mổ thì rút ống thông tiểu?
Cbác sĩ thường khuyến khích sản phụ tự đi tiểu bình thường càng sớm càng tốt. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để bác sĩ có thể rút ống thông tiểu sớm hay muộn. Thông thường các sản phụ sẽ được rút ống thông tiểu sau 4-6 giờ, cũng có những trường hợp phải đặt ống thông tiểu sau 2-3 ngày mới được rút.
Theo khuyến cáo, việc đặt ống thông tiểu chỉ nên duy trì trong 2-3 ngày. Không nên đặt quá lâu bởi nếu thời gian đặt ống thông tiểu càng kéo dài, càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau vùng bụng dưới, sốt, mệt mỏi…
Bên cạnh đó, nếu việc đặt ống thông tiểu không đảm bảo còn có thể dẫn đến một số vấn đề khác như: Tắc ống thông tiểu, làm tổn thương niệu đạo, nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài…
xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha
Những lưu ý về việc đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ
Đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ là một thủ thuật thường được sử dụng nhưng vẫn cần chú ý đến một số vấn đề. Nếu không, việc này có thể dẫn đến một số tổn thương ở bàng quang, hệ tiết niệu và làm cho sản phụ phải gánh chịu những biến chứng không đáng có.
Thủ thuật đặt ống thông tiểu phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn vững vàng.
Mọi thao tác của thủ thuật cần đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh dụng cụ thực hiện.
Cần bôi trơn ống thông tiểu trước khi đặt để tránh làm tổn thương bàng quang và niệu đạo.
Nên cố định vị trí của ống thông tiểu ngay sau khi đặt để tránh trình trạng tổn thương phần niệu đạo.
Với phẫu thuật mổ đẻ, ống thông tiểu được sử dụng phải là dạng mềm.
Mỗi khi di chuyển, nằm, ngồi, sản phụ cần chú ý vị trí đặt túi đựng nước tiểu gắn với ống thông, đảm bảo nước tiểu được dẫn lưu tốt. Chú ý không để ống thông tiểu bị gập cong, gấp khúc.
Báo ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện các vấn đề sau: Co thắt bàng quang liên tục, nước tiểu bị rỉ ra ngoài, tắc ống thông tiểu, có máu lẫn trong nước tiểu, sốt, ớn lạnh, đau bụng,…
Đối với sản phụ sinh mổ, vấn đề chăm sóc sau sinh rất quan trọng, ngoài chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố giúp mẹ bỉm nhanh phục hồi và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho em bé. Do đó mẹ nên xây dựng thực đơn hàng ngày đa dạng các món ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Canxi và sắt cho mẹ sau sinh là một trong những bộ đôi dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bỉm, giúp mẹ bỉm không bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi sau sinh, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống nhé!
Bài viết giải đáp thắc mắc sau sinh mổ bao lâu thì rút ống thông tiểu. Cùng một số vấn đề liên quan đến đặt ống thông tiểu cho mẹ sau sinh mổ. Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết giúp chị em biết cách chăm sóc sức khỏe sau sinh được tốt nhất. Chúc các mẹ vượt cạn an toàn, nhanh ổn định sức khỏe.