Joined: 22/07/2023
Hướng dẫn Trình tự thủ tục Thành lập Công ty Cổ phần
Thủ tục thành lập công ty cổ phần ra sao? Hồ sơ thành lập công ty cổ phần cần những gì? Quý khách cần chuẩn bị kỹ lưỡng lựa chọn đối tác để hợp tác, chuẩn bị ngành nghề hoạt động, vốn điều lệ đăng ký kinh doanh, địa chỉ dự định đặt công ty. Dưới đây là một số thông tin giúp Quý khách hiểu thành lập công ty cổ phần cần những gì nhanh chóng, đơn giản tránh mất nhiều thời gian. Trong quá trình tìm hiểu nếu còn bất cứ thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ ngay dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói tại Tín Việt để được tư vấn miễn phí nhé!
1. Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; có tối thiểu 3 cổ đông (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) trở lên và không giới hạn số thành viên tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Một số đặc điểm riêng biệt của công ty cổ phần
– Ưu điểm:
Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm nổi bật chỉ công ty cổ phần mới có;
Không hạn chế số lượng cổ đông, tạo nhiều cơ hội cho nhiều người, nhiều nguồn vốn khác nhau góp vào công ty;
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần cũng linh hoạt hơn so với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên ai cũng có thể mua cổ phần của công ty.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên mức độ chịu rủi ro nằm trong tầm kiểm soát, không gây quá nhiều áp lực về trách nhiệm tài sản cho cổ đông;
Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong đa phần các lĩnh vực ngành nghề.
– Nhược điểm:
Việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn do không hạn chế cổ đông và dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích;
Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
3. Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty cổ phần được thành lập bởi ít nhất 3 cổ đông. Do đó, điều kiện đầu tiên để mở công ty cổ phần là bạn phải có tối thiểu 3 cá nhân/ tổ chức cùng nhau sáng lập doanh nghiệp;
Đối với cá nhân là người trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có Giấy tùy thân;
Không thuộc đối tượng hạn chế hoặc cấm tham gia đầu tư kinh doanh như: công chức, viên chức,… và một số đối tượng khác.
4. Các giấy tờ chứng thực cần chuẩn bị
Đăng ký doanh nghiệp cần có sổ hộ khẩu không? Đây là băn khoăn thường gặp của khách hàng khi thành lập công ty. Câu trả lời là “không”. Theo quy định của pháp luật, bạn chỉ cần chuẩn bị:
– Đối với tổ chức góp vốn vào công ty cổ phần:
+ Bảo sao y chứng thực Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập của tổ chức;
+ Bản sao y chứng thực của CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện cho phần vốn góp của công ty và văn bản uỷ quyền tương ứng.
– Đối với cá nhân góp vốn vào công ty cổ phần:
+ Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
+ Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu các cổ đông sáng lập.
5. Các thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty cổ phần
Khi thành lập công ty cổ phần, bạn cần tìm hiểu các quy định về công ty, bao gồm:
– Tên công ty: tên công ty có thể đặt bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái J, W, Z, F; các số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp không được trùng và gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đặt trước đó; phải có ít nhất hai thành tố là “Công ty cổ phần + Tên riêng”;
– Địa chỉ công ty: địa chỉ công ty cần có đầy đủ 4 cấp bao gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có đủ giấy tờ liên quan chứng minh được phép đặt trụ sở doanh nghiệp nếu trụ sở đặt tại Tòa nhà, chung cư, cao ốc,…
– Ngành nghề kinh doanh: khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh, bạn cần tìm hiểu đó có phải là ngành nghề bị cấm hay không? Ngành nghề ấy có điều kiện về vốn/chứng chỉ hành nghề hay giấy phép con không tránh trường hợp bị xử phạt hành chính;
– Vốn điều lệ: đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về vốn. Với các ngành nghề khác, bạn có thể đăng ký vốn điều lệ dựa trên quy mô hoạt động cũng như khả năng tài chính của các cổ đông;
– Người đại diện theo pháp luật: đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật có thể giữ chức danh giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, theo thực tiễn, người đại diện pháp luật giữ chức danh giám đốc/tổng giám đốc sẽ thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Công ty cổ phần có thể có nhiều người cùng làm Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
– Chủ tịch hội đồng quản trị: Các cổ đông sáng lập cần bầu ra một người giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị.
6. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần cần những gì
Trường hợp cổ đông là cá nhân
- Điều lệ công ty cổ phần do Đại diện theo pháp luật và tất cả cổ đông sáng lập ký tên, đóng dấu theo quy định.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần do Người đại diện theo pháp luật/Chủ tịch HĐQT ký tên.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần do Đại diện theo pháp luật/Chủ tịch HĐQT công ty ký tên.
Trường hợp cổ đông là tổ chức
- Điều lệ công ty cổ phần do Đại diện theo pháp luật và tất cả cổ đông sáng lập (Đại diện của tổ chức là cổ đông sáng lập) ký tên, đóng dấu (của tổ chức góp vốn) theo quy định;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần do Người đại diện theo pháp luật/Chủ tịch HĐQT ký tên;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần do Đại diện theo pháp luật/Chủ tịch HĐQT công ty ký tên;
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền do Người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu (của công ty góp vốn);
- Văn bản ủy quyền cá nhân làm đại diện phần vốn góp tại công ty cổ phần mới thành lập;
- Văn bản cam kết không có vốn đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần do Đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu (nếu doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài).