Post #2745824 - 29/07/2024 09:27:56

Sự khác nhau giữa Đạo Phật và các Tôn giáo khác

Sự khác nhau giữa Đạo Phật và các Tôn giáo khác

Như đã giới thiệu ở trên, mỗi tôn giáo đều có nguồn gốc và học thuyết riêng biệt cho nên sẽ có điểm khác nhau. Dưới đây là một số sự khác biệt tiêu biểu giữa Phật giáo và các Tôn giáo khác.

 

>> Xem chi tiết: https://adidaphat.gn.com.vn/dao-phat

1. Thần Thánh tôn thờ

Có một số tôn giáo độc thần chỉ tin vào một thần thánh, có số ít lại tin vào nhiều vị thần thánh, còn có số lại không thờ độc tôn bất kỳ một thần thánh nào. Cụ thể:

– Độc thần: Gồm đạo Do Thái, Sikh giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, và đạo Bahá'í. Đại đa số các tín đồ Kitô giáo tin vào giáo lý Ba Ngôi, nói rằng có một Chúa trời hiện hữu trong ba ngôi vị.

– Đa thần: Tôn giáo Hy Lạp - La Mã, cũng như một số tín ngưỡng vật linh như ở châu Phi tin tưởng vào nhiều thần thánh khác nhau.

– Phiếm thần: Những tôn giáo này gồm có nhánh Shiva và Vishnu trong Ấn Độ giáo, Thần đạo của Nhật Bản, và một vài tín ngưỡng về vạn vật hữu linh. Những tôn giáo này tin rằng mọi vật trong thiên nhiên điều liên quan đến nhau và không thể tách rời nhau. 

 

Cô thầnTrong khi đó, Phật giáo và Nho giáo là những tôn giáo cô thần, tức không tin tưởng vào thần thánh nào. Phật giáo không thừa nhận có Thượng đế hay đấng sáng tạo tối thượng nào có năng lực chi phối con người. Những khổ đâu, hạnh phúc mà con người trải qua đó chính là do nhân quả, nghiệp chướng mà con người đã gieo.

2. Kinh sách

Kinh sách là các văn bản thiêng liêng cung cấp căn cứ cho các tín đồ. Cho nên việc có sự khác biệt là điều hiển nhiên. Ví dụ như kinh Coran, kinh Vệ Đà, kinh Aqdas và Kinh thánh, Kinh Pháp Hoa... Các nhà Tiên tri, Tín đồ... sẽ là người cung cấp cho các tín đồ cấp dưới xem những lời truyền đạt, lời dạy hay các đạo lý của đấng tối cao. Khoa học và lý trí cũng cung cấp căn cứ cho các tín đồ lời giải thích về các khái niệm về vạn vật, như chủ nghĩa Nhân bản thế tục và thuyết Vô thần.

Ở khía cạnh nào, điểm khác biệt trong hệ thống tư tưởng, niềm tin của Phật giáo và các tôn giáo khác là Phật giáo cho răng tất cả pháp (tức những gì đã và đang có mặt trên cuộc đời này) bao gồm cả tinh thần và vật chất đều là duyên sinh, có điều kiện, luôn vĩnh hằng và không bao giờ biến mất. Tức không ai làm chủ con người, mà chính con người làm chủ chính mình. Và một giáo lý quan trọng khác, tất cả chúng sinh, kể cả con người hay loài vật đều có vật tính, cho nên đều có khả năng thành Phật.

3. Cấu trúc tổ chức

Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp đỡ tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut

Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú.

Những tôn giáo không có tổ chức trung ương nhưng có những giới luật, kinh sách để chế định hành vi của tín đồ, ví dụ như Phật giáo. Đây cũng chính là điểm khác biệt về cấu trúc tổ chức của Phật giáo so với nhiều Tôn giáo khác.

4. Luật lệ và triết lý

Hầu hết các Tôn giáo chính thống đều có những quy cách và những điều luật chú trọng trong cuộc sống như cách ăn ở, sinh hoạt. Mỗi tôn giáo có vô vàn triết lý khác nhau, chưa chắc con người đã ngộ ra hết được, nhưng triết lý chính là trọng tâm và bản chất cho tôn giáo.

– Đạo Phật có triết lý tin thần chú trọng vào các điều thực hành để bước tới hạnh phúc trong cuộc sống, ít quan tâm tới những thứ siêu phàm. Họ khuyến khích con người học theo, làm theo một cá nhân, một chuẩn mực như việc con người làm theo lời dạy của Phật.

Trong khi:

– Ấn Độ giáo lại chú trọng tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể

– Đạo Tin Lành luôn giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với Thần Thánh

– Hồi giáo lại yêu cầu con người tuân theo các ý định của Thần Thánh

– Kito giáo tin vào sự sám hối và tha thứ từ Chúa 

5. Quan niệm về cái chết

Cái chết vẫn luôn là bí ẩn lớn của toàn nhân loại, là một phần không thể tránh được. Tuy nhiên, chết có phải là hết, ở mỗi Tôn giáo lại có những góc nhìn khác nhau.

– Đạo Phật:

+ Theo hệ phái Nam Tông cho rằng nghiệp của một người khiến người đó liên tục phải sinh ra rồi chết đi gọi là Luân Hồi. Trong các cõi sống, nghiệp xấu thì bị luân hồi vào cõi khổ, nghiệp tốt thì được luân hồi vào cõi lành. Để chấm dứt luân hồi thì phải đạt đến cõi Niết bàn thông qua tu tập.

+ Theo hệ phái Bắc Tông thì gần với Ấn Độ giáo hơn trong các tín ngưỡng về đầu thai. Tuy thế, nhận thức về Niết bàn của đạo Phật là một trạng thái không tồn tại và không chú trọng vào một thần thánh cao siêu.

– Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát, được hợp nhất với thần. Tôn giáo này tin vào thuyết quả báo, không tin vào việc bị đọa đày vĩnh viễn sau khi chết vì chúng ta có cơ hội chuộc tội trong các kiếp sau cho đến khi được giải thoát.

– Kitô giáo và Hồi giáo có khái niệm Thiên đàng và Địa ngục, và Chúa trời là người định đoạt số phận vĩnh cửu của chúng ta. Công giáo Rôma và đạo Tin Lành tin rằng mỗi người sẽ được cứu rỗi bằng cách đặt niềm tin vào Chúa trời và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. 

– Hồi giáo tin rằng Chúa trời xét xử chúng ta trong việc trung thành với năm cột trụ của Hồi giáo. Đó là công nhận Chúa trời, Môhamét, và sống theo các điều lệ của Chúa trời về Công lý, Tín ngưỡng, và Từ bi, và ban thưởng chúng ta tùy theo các việc ta làm trên thế gian. 

– Đạo Do Thái thì nói người chết sẽ được sống lại vào ngày phán xét. 

– Đạo Bahá'í tin rằng linh hồn của một người sẽ được đến cõi linh hồn của Chúa trời sau khi chết cho đến khi gặp Chúa trời.

– Đạo Cao Đài cho rằng một linh hồn sẽ trở về với Thượng đế sau khi chết nếu lúc còn sống linh hồn ấy đã sống một cuộc đời thánh thiện và ngược lại nếu lúc sống làm những điều xấu sẽ bị đọa nơi địa ngục. 

– Đạo Rastafari tin vào bất tử vật chất.

Phật giáo và các Tôn giáo khác có nhiều sự khác nhau

Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa Đạo Phật với các Tôn giáo khác mà Đúc Đồng Bảo Long đã tìm hiểu, tổng hợp và chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích. Nếu quý có nhu cầu mua tượng đồng, tranh đồng, đồ phong thuỷ, đồ thờ các loại, có thể ghé thăm gian hàng trực tuyến của chúng tôi để tham khảo. Liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

 

>> Xem thêm: https://adidaphat.gn.com.vn/kinh