Joined: 19/07/2022

Post #74583 - 19/08/2023 02:32:18

Tín dụng đen và cách nhận biết tín dụng đen để tránh bị lừa

Tín dụng đen mang theo sự đeo bám của khối nợ nần khổng lồ, ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân tham gia mà còn lan rộng đến toàn bộ gia đình họ. Vì vậy, chúng ta cùng khám phá: Tín dụng đen có nghĩa là gì và làm thế nào để tự bảo vệ khỏi nguy cơ bị lừa gạt trong việc vay tín dụng đen. Dưới đây là những thông tin căn bản về tín dụng đen mà quý vị nên tìm hiểu.

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng thứ bảy, chủ nhật thực hiện chứng thực bản sao tại Hà Nội.

1. Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là một hoạt động tài chính bất hợp pháp, trong đó người cung cấp tiền mặt hoặc dịch vụ tài chính vượt quá giới hạn được quy định bởi pháp luật. Những cá nhân hoặc tổ chức hoạt động tín dụng đen không được đăng ký và không tuân thủ các quy định về lãi suất và điều kiện vay.
[​IMG]
>>> Góc giải đáp: Thủ tục làm sổ đỏ theo quy định hiện hành cần lưu ý những giấy tờ gì?

Thông thường, tín dụng đen tập trung vào các khách hàng có nhu cầu vay tiền gấp hoặc không đủ điều kiện để vay tiền từ các nguồn tín dụng chính thống. Tín dụng đen thường áp dụng các lãi suất cực kỳ cao, thậm chí có thể lên đến hàng trăm phần trăm mỗi năm, làm cho việc trả nợ trở nên cực kỳ khó khăn và gánh nặng tài chính không thể chịu đựng được cho người vay.

Hoạt động tín dụng đen không chỉ gây hậu quả về mặt tài chính cho người vay, mà còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về pháp lý và an ninh. Đặc biệt, các hoạt động tín dụng đen thường không tuân thủ pháp luật và có thể sử dụng bạo lực hoặc áp lực tinh thần để đòi nợ, gây ra những tác động xấu đến cuộc sống và sức khỏe tinh thần của người vay.

2. Cách nhận biết tín dụng đen
Có một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết để phân biệt tín dụng đen:
  • Không yêu cầu chứng minh thu nhập hoặc hồ sơ tín dụng: Các tổ chức hoạt động tín dụng đen thường không quan tâm đến khả năng thanh toán của bạn hoặc khả năng vay mượn lãi suất hợp lý. Họ chỉ quan tâm đến việc thu lãi cao và thu hồi nợ bằng mọi cách.
  • Lãi suất rất cao: Một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất của tín dụng đen là lãi suất vô cùng cao, thậm chí có thể lên đến hàng trăm phần trăm mỗi năm. Điều này khiến cho việc trả nợ trở nên vô cùng khó khăn và gánh nặng tài chính không thể chịu đựng được cho người vay.
  • Phí và khoản phạt bất thường: Người cung cấp tín dụng đen thường áp đặt các khoản phí và phạt bất thường khiến cho số tiền bạn phải trả lớn hơn nhiều so với số tiền ban đầu vay. Những phí này thường không rõ ràng trong hợp đồng và thường được giấu giếm khiến bạn khó lòng nhận ra.
  • Thiếu thông tin công khai: Tín dụng đen thường thiếu thông tin và hướng dẫn rõ ràng về các điều khoản và điều kiện. Họ thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho người vay trước khi ký hợp đồng, điều này làm tăng nguy cơ rơi vào các sai lầm không đáng có.
  • Hành vi quảng cáo và tiếp thị đáng ngờ: Các tổ chức hoạt động tín dụng đen thường tiếp thị một cách rầm rộ và quảng cáo vay tiền nhanh chóng, dễ dàng và không cần đảm bảo. Họ có thể tiếp cận bạn thông qua các tin nhắn, email hoặc các trang web đáng ngờ.
  • Từ chối cung cấp thông tin rõ ràng: Nếu bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin chi tiết về hợp đồng hoặc điều kiện vay, các tổ chức tín dụng đen thường từ chối hoặc đáp ứng một cách mập mờ và không rõ ràng.
3. Mức xử phạt đối với người hoạt động tín dụng đen
Hoạt động cho vay tín dụng đen là hoạt động bất hợp pháp, tùy vào các mức độ vi phạm sẽ chịu các khung hình phạt khác nhau. Các cá nhân, tổ chức vi phạm có thể chịu mức phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay tín dụng trái phép và hành vi cho vay nặng lãi.
[​IMG]

>>> Xem ngay: Thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Theo quy định về tội Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017), người vi phạm hành vi cho vay nặng lãi sẽ chịu các hình phạt sau:
  • Nếu trong giao dịch dân sự, họ cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên so với mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, và vẫn còn tiếp tục vi phạm, thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 03 năm.
  • Nếu hành vi vi phạm cho vay nặng lãi mà thu lợi bất chính là 100 triệu đồng trở lên, thì sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
4. Làm sao để không dính vào tín dụng đen?
Để tránh rơi vào tình trạng tín dụng đen và đảm bảo cuộc sống tài chính của mình được bảo vệ, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện:
  • Lựa chọn tổ chức tín dụng đáng tin: Luôn quan tâm tới việc tìm hiểu và chọn lựa các tổ chức tín dụng uy tín, có giấy phép hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật. Đánh giá danh tiếng và đọc xét từ người dùng khác để có cái nhìn chính xác hơn về chất lượng dịch vụ.
  • Kiểm tra hợp đồng kỹ lưỡng: Trước khi ký kết bất kỳ hợp đồng tín dụng nào, hãy đọc và hiểu rõ từng điều khoản và điều kiện. Nếu có điều gì không rõ ràng, đừng ngần ngại yêu cầu giải thích từ nhà cung cấp dịch vụ.
  • Nắm rõ lãi suất và phí: Đảm bảo bạn hiểu rõ lãi suất và các khoản phí áp dụng cho khoản vay của bạn. Đừng để bất kỳ khoản phí không rõ ràng nào làm bạn bất ngờ trong tương lai.
  • Xây dựng kế hoạch tài chính: Đề ra một kế hoạch tài chính bền vững và cân nhắc thật kỹ trước khi vay tiền để đảm bảo bạn có khả năng thanh toán nợ một cách đáng tin cậy. Xem xét thu nhập và chi tiêu hàng tháng để đảm bảo khả năng trả nợ.
  • Sử dụng nguồn tín dụng đáng tin: Khi cần vay tiền, lựa chọn các nguồn tín dụng chính thống như ngân hàng, công ty tài chính có giấy phép, hoặc cơ quan tín dụng có danh tiếng tốt.
  • Tìm kiếm ý kiến từ người thân và bạn bè: Hỏi ý kiến từ người thân và bạn bè có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính nếu bạn gặp bất kỳ thắc mắc hoặc nghi ngờ nào về tổ chức tín dụng
>>> Xem thêm: Làm sao để phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng ngay tại nhà Nên mua đất có sổ đỏ hay sổ hồng?

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Tín dụng đen và cách nhận biết tín dụng đen để tránh bị lừa?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]
 
 

Joined: 19/07/2022

Post #75049 - 23/08/2023 03:51:30

Ai phải bồi thường trong trường hợp cây đổ gây thương vong trong mùa mưa bão?

Trong mùa mưa bão, tình trạng cây đổ gây thương vong có thể tạo ra một tình huống phức tạp. Việc quyết định ai phải bồi thường trong trường hợp này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ được không?

1. Cây đổ làm chết người ai phải bồi thường cho nạn nhân?
Hiện nay, tình trạng cây đổ trên đường khi mưa, bão, giông ... không phải là chuyện hiếm gặp. Vậy nếu mưa bão, cây đổ, ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe của người đi đường thì cây đổ làm chết người ai phải bồi thường?


>>> Xem thêm: Hướng dẫn 05 bước thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ mới đối với đất ruộng

Trong mùa mưa bão, để đảm bảo an toàn cho người đi đường, thông thường các cá nhân, đơn vị được giao chăm sóc, bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải thực hiện cắt tỉa các cành cây để phòng tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra trong mùa mưa bão.
Do đó, việc cây cối bị đổ, bật gốc… khi có mưa bão giông lốc là do các đơn vị, cá nhân này chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và phải có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại về người và tài sản.
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Thế nên, nếu có thiệt hại về người, tài sản... cho người đi đường khi chẳng may cây cối đổ, ngã... thì cá nhân, đơn vị chủ sở hữu, chiếm hữu, được giao chăm sóc cây xanh phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường bởi theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu cây, người được giao chăm sóc cây sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Sự kiện bất khả kháng. Trong đó, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Do vậy, nếu các đơn vị quản lý cây xanh hoặc chủ sở hữu của cây xanh đã làm mọi biện pháp như cắt tỉa các cành cây, buộc cây… nhằm hạn chế tai nạn xảy ra cho người đi đường nhưng do mưa gió cây xanh vẫn đổ, bật gốc… gây thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường.

- Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Ví dụ như khi đi đường, thay vì đi dưới lòng đường thì người lái xe máy, xe đạp… lại đi lên vỉa hè. Khi mưa bão xảy ra, cây bị đổ trên vỉa hè đè lên người tham gia giao thông. Vậy trường hợp này được coi là lỗi của bên thiệt hại.

Lưu ý: Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người được giao chăm sóc cây cũng đã thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho người đi đường bằng cách cắt tỉa cành lá rậm rạp, xum xuê, chằng gốc cây chắc chắn…
Do vậy, để xác định cây đổ làm chết người ai phải bồi thường thì phải xem xét đơn vị quản lý cây xanh đã thực hiện hết trách nhiệm của mình chưa và người đi đường có lỗi hay không?
Lúc này, đơn vị quản lý cây xanh phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro. Ngược lại, đơn vị này sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu đã thực hiện đủ mọi biện pháp hạn chế nhưng cây vẫn đổ gây tai nạn (trường hợp bất khả kháng) hoặc do lỗi của người đi đường.
Nói tóm lại, để đảm bảo an toàn, mọi người nên hạn chế ra đường khi có bão, gió và các đơn vị quản lý cây xanh phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa cành lá cây cối. Người tham gia giao thông cũng cần thận trọng di chuyển trên đường khi có mưa bão.

2. Mức bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người
Khi cây đổ làm chết người thì để xác định mức bồi thường, các bên căn cứ vào Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, khi cây đổ làm chết người đồng nghĩa thiệt hại đã xảy ra khi khi xâm phạm tính mạng người khác.

>>> Xem thêm: 05 cách tìm đối tác hợp tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp



Do đó, những thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hướng dẫn chi tiết tại Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP gồm:
- Thiệt hại về sức khoẻ tính từ thời điểm sức khoẻ của nạn nhân bị xâm phạm cho đến khi người đó chết gồm: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hội sức khoẻ và chức năng bị mất, chi phí khám chữa bệnh, thuê xe chở hai chiều đi khám và về nơi ở, chi phí bồi dưỡng sức khoẻ xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng/ngày khám bệnh theo địa bàn nơi có cơ sở khám chữa bệnh theo số ngày trong bệnh án…
- Chi phí mai táng gồm các khoản như mua quan tài, hoả táng hoặc chôn cất, các vận dụng được sử dụng để khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang… Trong đó không bao gồm chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ và bốc mộ.
- Tiền cấp dưỡng cho người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng nhưng một tháng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú.
- Các thiệt hại khác

3. Phải định kỳ chăm sóc, kiểm tra cây trồng trong đô thị
Hiện nay, xã hội đang ngày càng chú trọng hơn đến việc phủ xanh thành phố. Việc trồng cây tại đô thị phải đảm bảo đúng quy trình, chủng loại, tiêu chuẩn và an toàn.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, cây xanh phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Khi đó, việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân theo thủ tục, quy trình kỹ thuật đồng thời phải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.

>>> Xem thêm: Trước khi thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đất bên mua phải lưu ý gì?

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Ai phải bồi thường trong trường hợp cây đổ gây thương vong trong mùa mưa bão?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]

Design by Giá rẻ 24h.