- 1
Joined: 26/10/2024
Cách sử dụng và công dụng của sữa hạt điều
Hạt điều có nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tim, duy trì sức khỏe của mắt, kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa ung thư,... Nếu bạn muốn biết những lợi ích hạt điều hay cách làm sữa hạt điều đơn giản tại nhà thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Sữa hạt điều chứa nhiều dinh dưỡng, có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe mà sữa bò không có. Sữa hạt điều thơm ngon, bổ dưỡng luôn là thức uống phù hợp từ trẻ nhỏ đến người già. Sự kết hợp giữa hạt điều với các nguyên liệu tự nhiên khác giúp tăng hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng đáng kể. Hãy khám phá ngay cách làm sữa hạt điều ngon, không tách nước và rất tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng trong sữa hạt điều
Sữa hạt điều chứa chất béo lành mạnh, protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất. Hầu hết chất béo trong thức uống bổ dưỡng này đến từ các axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe và trái tim. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 1 ly (240ml) sữa hạt điều tự làm là:
- Calo: 160.
- Carbs: 9g.
- Chất đạm: 5g.
- Chất béo: 14g.
- Chất xơ: 1g.
- Magie: 20% giá trị hàng ngày (DV).
- Kali: 5% số DV.
- Canxi: 1% số DV.
- Vitamin D: 0% của DV.
Sữa hạt điều có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Sữa hạt điều chứa đựng nhiều chất béo lành mạnh, protein kết hợp cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ, vậy cụ thể là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Tốt cho hệ tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa hạt điều có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì chứa nhiều chất béo không bão hòa đa và đơn. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách ăn những chất béo này thay vì những chất béo không lành mạnh khác. Ngoài ra, loại sữa này còn chứa kali và magie, hai chất dinh dưỡng có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Theo 22 nghiên cứu, những người hấp thụ nhiều kali có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 24%. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều magie và có lượng magie trong máu cao sẽ giảm mắc bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao.
Hỗ trợ đông máu
Sữa hạt điều rất giàu vitamin K hỗ trợ cho quá trình đông máu. Những người mắc bệnh viêm ruột (IBD) và các vấn đề kém hấp thu khác có nguy cơ thiếu vitamin K cao. Nếu bạn cũng mắc phải những tình trạng trên thì nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin K từ sữa hạt điều để duy trì hàm lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tăng lượng vitamin K trong chế độ ăn uống có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu. Do đó, trước khi uống sữa hạt điều, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Sữa hạt điều giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy một hợp chất trong sữa hạt điều là axit anacardic có thể kích thích các tế bào hấp thụ lượng đường trong máu. Ngoài ra sữa hạt điều cũng không chứa đường lactose nên có ít carbohydrate hơn sữa bò nên bạn có thể dùng sữa này để thay thế cho sữa bò.
Phòng ngừa ung thư
Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong sữa hạt điều có thể ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư. Hạt điều có nhiều axit anacardic, một hợp chất có thể chống lại các gốc tự do, thúc đẩy sự phát triển ung thư.
Xem thêm: Cách nấu sữa hạt điều
Thời điểm uống sữa hạt tốt nhất
Buổi sáng
Một cốc sữa hạt là lựa chọn hoàn hảo để bắt bắt đầu ngày mới. Uống khoảng 180 - 200 ml sữa hạt vào mỗi buổi sáng giúp cung cấp năng năng cần thiết cho cơ thể sau 1 đêm dài. Uống sữa hạt sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, cho bạn bắt đầu ngày mới với thật nhiều năng động và hứng khởi.
2.2. Buổi chiều từ 3 - 4 giờ
Từ 3 - 4 giờ chiều là thời điểm mà cơ thể thường cảm thấy đói, uể oải, buồn ngủ và mất tập trung. Chính vì thế, chúng ta khó lòng từ chối bánh snack, trà sữa, nước giải khát hay thức ăn nhanh dù biết những loại thực phẩm này không hề tốt cho sức khỏe.
Đây là thời điểm mà cơ thể cần được cung cấp năng lượng để tỉnh táo, vượt qua cơn buồn ngủ và làm việc năng suất hơn. Sữa hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng, khoáng chất và chất béo chưa bão hòa giúp chúng ta quên nhanh cảm giác đói, thèm ăn và trở lại với công việc.
2.3. Buổi tối trước khi đi ngủ
Sau một ngày dài làm việc vất vả, cơ thể khó tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Lúc này, uống 1 cốc sữa hạt ấm sẽ giúp cải thiện tâm trạng và đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, buổi tối còn là thời gian lý tưởng để cơ thể hấp thụ tối đa canxi và các dưỡng chất có trong sữa hạt.
Nếu bạn gặp vấn đề về khó ngủ thì không nên bỏ qua một ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Trong trường hợp đối với người đang cố gắng giảm cân, bạn có thể lựa chọn cho mình các loại sữa hạt không đường.
Cách bảo quản sữa hạt điều an toàn
Sữa hạt điều có thể dễ dàng tự nấu tại nhà. Nhưng bạn cũng cần lưu ý một vài điều để sản phẩm được bảo quản và sử dụng một cách an toàn nhé.
Đồ dùng nấu sữa hạt
Đồ dùng sử dụng trong quá trình nấu sữa và bảo quản cần vệ sinh và tiệt trùng một cách cẩn thận. Tốt nhất bạn nên cọ rửa bình chứa và nồi nấu một các cẩn thận, và tiệt trùng bằng nước sôi.
Bình chứa sữa được khuyên dùng bằng chai thủy tinh. Vì chai thủy tinh dễ dàng vệ sinh và tái sử dụng nhiều lần sẽ an toàn hơn chai nhựa. Khi rửa chai cần chú ý rửa kỹ vì dễ còn vụn hạt trong chai. Nên tiệt trùng mỗi lần nấu sữa.
Lưu ý trong cách bảo quản
Sữa hạt điều nên được nấu vào buổi sáng. Nếu để sữa ở nhiệt độ thường bạn nên sử dụng trong ngày và khoảng trước 3 giờ chiều. Để bảo quản sữa được lâu hơn bạn nên bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 4 độ C)
Lưu ý đối với sữa hạt điều khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:
- Sữa cần để nguội trước khi đưa vào ngăn mát.
- Khi sữa nóng không nên đậy nắp, vì sữa sẽ nhanh hư vì bí hơi.
- Thời gian dùng sữa hạt là từ 3 – 4 ngày trong ngăn mát.
- Không nên lấy sữa ra vào nhiều lần giữa nhiệt độ thường và nhiệt độ trong tủ lạnh dễ làm hư sữa. Nên chia từng chai vừa uống.
- Sữa đã hâm nóng sử dụng thì không để lại vào tủ lạnh vì sữa sẽ bị hỏng hoặc biến đổi chất.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng sữa hạt điều đã quá thời gian bảo quản quy định. Vì sữa hạt điều nấu thủ công không có chất bảo quản rất dễ lên men và sinh ra độc tố gây hại cho đường ruột. Gây các tình trạng đau bụng, tiêu chảy cấp,…
- 1