Post #85422 - 13/11/2023 10:23:53

Sản phụ sau sinh ăn khoai lang được không?

Khoai lang là thực phẩm dân dã rất phổ biến ở Việt Nam, cũng được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên mẹ sau sinh phải thận trọng khi lực chọn thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn phục hồi. Vậy mẹ sau sinh ăn khoai lang được không?
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ cho con bú

Sản phụ sau sinh ăn khoai lang được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ sau sinh nên đưa khoai lang vào thực đơn hàng ngày vì đây là loại thực phẩm lành tính cả với bà mẹ sau sinh, hiếm khi gây dị ứng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh ăn khoai lang còn nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ giảm cân

Khoai lang giàu dinh dưỡng, có ít chất béo và bột đường nên cũng thường được sử dụng như một loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Thời gian mang thai, nuôi con bú các bà mẹ đều cố gắng bổ sung nhiều năng lượng nên có xu hướng thừa cân. Đưa khoai lang vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp mẹ sau sinh bổ sung năng lượng và tạo cảm giác no lâu. Mẹ sau sinh ăn khoai lang sẽ giảm thèm ăn, kiểm soát cân nặng, chống thừa cân, béo phì hiệu quả.

Cải thiện và phòng ngừa táo bón

Khoai lang có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả. Khoai lang còn chứa vitamin A và beta carotene cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ cho mẹ sau sinh.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Khoai lang có chứa flavonoid – một hoạt chất có tác dụng giảm đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường và kiểm soát, duy trì đường huyết ở mức an toàn. Mẹ sau sinh đã từng bị tiểu đường thai kỳ có thể an tâm khi ăn khoai lang, không lo chỉ số đường huyết tăng cao có thể gây ra tai biến hậu sản nguy hiểm.

Nhanh liền sẹo ở vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy. Mẹ sau sinh ăn khoai lang thường xuyên giúp vết mổ hay vết rạch tầng sinh môn được nhanh chóng liền sẹo, giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.

Ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu thiếu sắt

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang có chứa sắt – thành phần chính trong cấu tạo của huyết sắc tố hemoglobin. Mẹ sau sinh thường xuyên ăn khoai lang giúp tăng cường bổ sung sắt, ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu thiếu sắt.

Mẹ sau sinh ăn khoai lang cần lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, mẹ sau sinh ăn khoai lang cần lưu ý:

Nên ăn với lượng vừa phải, không ăn khoai lang thay bữa cơm hàng ngày: Ăn khoai lang thay bữa cơm hàng ngày sẽ khiến mẹ sau sinh bị mất cân bằng dinh dưỡng, khiến chất lượng sữa mẹ bị giảm sút. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng không cân bằng kéo dài còn khiến mẹ sau sinh gặp một số vấn đề về sức khỏe như táo bón, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư,…
Không ăn nhiều khoai lang khi đói: Ăn nhiều khoai lang khi đói sẽ khiến dạ dày sản sinh nhiều axit, niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra tình trạng chướng bụng, ợ chua, … lâu dài có thể khiến mẹ bị viêm loét dạ dày.
Không ăn khoai lang bị mọc mầm: Mặc dù khoai lang mọc mầm không sản sinh độc tố như khoai tây nhưng rất dễ bị nhiễm nấm mốc và nhiễm độc tố từ nấm mốc. Loại độc tố điển hình do nấm mốc khoai lang sinh ra là ipomeamarone, có vị rất đắng. Mẹ sau sinh ăn, người già, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa yếu, ăn khoai lang bị nhiễm độc nấm mốc có thể bị đau bụng, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt,…
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ sau sinh cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột. Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, hỗ trợ trẻ sơ sinh bú mẹ phát triển tốt nhất, cần tăng cường bổ sung các vi chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, magie, DHA cho mẹ sau sinh,… từ cả chế độ ăn và viên uống để cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể.

Xem thêm: thứ tự uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp

Mặc dù khoai lang lành tính, nhưng mẹ sau sinh ăn khoai lang không đúng cách có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một số trường hợp ăn khoai không đúng cách có thể khiến sức khỏe của mẹ sau sinh bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh bú mẹ. Do đó, mẹ nên tuân thủ những lưu ý trên và cách những cách chế biến khoai lang để thay đổi khẩu vị, giúp sản phụ ăn ngon miệng hơn, bổ sung được nhiều dưỡng chất hơn.