- 1
Joined: 06/10/2023
Sinh mổ lần 3 mổ ngang hay mổ dọc tốt hơn?
Để chuẩn bị tâm lý và thể chất trước khi sinh mổ, các mẹ bầu cần tìm hiểu về 2 phương pháp mổ sinh là mổ sinh ngang và mổ sinh dọc. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó nhiều mẹ bầu thắc mắc sinh mổ lần 3 mổ ngang hay dọc? Phương pháp mổ nào đem lại tính thẩm mĩ cao hơn cho sản phụ?
Tìm hiểu về các phương pháp mổ đẻ
Mổ ngang và mổ dọc chính là 2 phương pháp mổ lấy thai phổ biến hiện nay. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng.
Phương pháp mổ dọc
Là cách bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường dọc từ dưới rốn chạm đến vùng xương mu của người mẹ. Đường mổ dài và sẽ đi qua nhiều lớp để đến tử cung lấy thai ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép thực hiện một cách nhanh chóng, mất rất ít thời gian, phù hợp với các trường hợp mổ cấp cứu mổ như vỡ tử cung, thai ngoài tử cung mất máu nhiều. Ngoài ra với phương pháp mổ này, bác sĩ có thể chủ động mở rộng thêm vết mổ nếu có phát sinh
Nhược điểm của mổ dọc đó là vết mổ dọc thường không đẹp, dễ để lại sẹo lồi hơn và dễ bị rách tại vết mổ cũng như nguy cơ biến chứng sau mổ đẻ cao hơn phương pháp mổ ngang.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Phương pháp mổ đẻ ngang
Mổ đẻ ngang là bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường dài từ 10 – 12cm, vị trí đường rạch ngay trên xương vệ, theo đường viền quần trong, phía trên thành tử cung để thực hiện bắt thai.
Ưu điểm: Đây là phương pháp mổ đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, bởi vết mổ ngang thường lẫn vào nếp gấp bụng, rất khó phát hiện, ít để lại sẹo, có tính thẩm mĩ cao, hơn nữa vết mổ ngang được đánh giá là nhanh lành hơn so với mổ dọc.
Nhược điểm: Phương pháp mổ này sẽ mất nhiều thời gian hơn mổ dọc, không thể mở rộng thêm được vết mổ, có thể xuất hiện cảm giác tê sau khi mổ sau khi vết thương đã lành từ rất lâu.
Sinh mổ lần 3 mổ ngang hay mổ dọc tốt hơn?
Thông thường, sinh mổ lần 3 sẽ phải mổ dọc nếu trường hợp mẹ bầu phải cấp cứu gấp như vỡ tử cung, mất nhiều máu hay phải lấy thai gấp, tiên lượng mổ khó. Bởi ưu điểm của đường mổ dọc là có thể thực hiện trong thời gian ngắn giúp em bé ra ngoài an toàn
Trường hợp mẹ bầu có sức khỏe bình thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn mổ ngang để bắt thai. Bởi mổ ngang đem lại tính thẩm mỹ cao, vết thương nhanh lành hơn so với mổ dọc. Do đó, hầu hết những ca sinh lần 3 không khẩn cấp, không mất nhiều máu thì bác sĩ sẽ ưu tiên mổ ngang.
Như vậy sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, để các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ phù hợp với từng đối tượng.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha không
Một số lưu ý cho mẹ khi sinh mổ lần 3
Để đảm bảo sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu hãy chú ý đến những vấn đề sau:
Việc khám thai định kì thường xuyên là rất quan trọng, đối với các mẹ sinh mổ lần 3 lại càng quan trọng hơn. Bởi qua các mốc khám thai bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của mẹ, dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi, từ đó có chỉ định nhập viện mổ phù hợp, an toàn.
Các mẹ cần thường xuyên chủ động theo dõi sự thay đổi cơ thể khi mang thai lần 3 cũng như vết mổ trước đó. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: Ra máu, đau vết mổ cũ, cần tới cơ sở y tế ngay để kịp thời xử trí.
Nên lựa chọn những bệnh viện uy tín, đảm bảo yêu cầu về trình độ của bác sĩ và các cơ sở thiết bị máy móc hiện đại… để làm nơi sinh mổ được an toàn.
Chủ động nhập viện sớm để được bác sĩ chỉ định ngày mổ tránh nguy cơ bị bục sẹo đường mổ cũ rất dễ xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng với quá trình phục hồi sức khỏe của cơ thể. Do đó, bên cạnh việc xây dựng thực đơn khoa học hàng ngày, mẹ sau sinh đừng quên bổ sung đầy đủ canxi và thuốc sắt tốt cho mẹ sau sinh, để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu canxi, giúp cơ thể phục hồi tốt nhất!
Sinh mổ lần 3 sẽ không giống như 2 lần trước, bởi nguy cơ biến chứng đối với mẹ bầu và trẻ sơ sinh sẽ cao hơn. Do vậy, những mẹ bầu có nhu cầu sinh mổ lần 3 cần đặc biệt lưu ý những điều trên để giữ an toàn cho bản thân và em bé.
- 1