Total 1 posts · Page:
- 1
Joined: 14/09/2023
Su nguy hiểm của bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu như không được điều trị. Bài viết này của Đất Việt Medical sẽ chia sẻ chi tiết hơn với bạn về bệnh bạch cầu là gì, mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, dấu hiệu bệnh bạch cầu và cách phát hiện bệnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu, ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng (bạch cầu) và tủy xương – nơi sản xuất các tế bào máu. Khi cơ thể bị tấn công bởi yếu tố nhiễm khuẩn, bạch cầu có nhiệm vụ lớn lên và phân chia để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường không có chức năng bảo vệ như tế bào bình thường. Những tế bào này có thể phát triển và lan rộng, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác, dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh bạch cầu có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là bạch cầu cấp và bạch cầu mạn tính, và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2018, bệnh này đứng thứ 7 trong số các loại ung thư được ghi nhận, với tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới (7,1%) so với nữ giới (5,7%). Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh trong cộng đồng và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt trong việc chẩn đoán và điều trị.
Làm sao phát hiện bệnh bạch cầu?
Việc phát hiện bệnh bạch cầu phụ thuộc vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Mặc dù triệu chứng bệnh bạch cầu có thể không rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhưng ở giai đoạn nặng hơn, bệnh thường có các dấu hiệu sau:
Sốt hoặc ớn lạnh.
Mệt mỏi kéo dài, thiếu sức sống.
Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn bình thường.
Sụt cân bất thường, không rõ nguyên nhân.
Sưng hạch bạch huyết, gan hoặc lách.
Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím dù không va chạm mạnh.
Xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ trên da.
Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm.
Đau nhức hoặc yếu xương.
Những triệu chứng trên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cảm cúm, vì vậy khi có biểu hiện kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu chuyên sâu để đánh giá tình trạng bạch cầu. Máy huyết học laser, với nguyên lý hiện đại, là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình này. Máy sẽ giúp xác định chính xác số lượng bạch cầu (WBC) cũng như số lượng và tỷ lệ cụ thể của năm nhóm bạch cầu khác nhau, từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: https://datvietmedical.com/benh-bach-cau-la-gi-benh-bach-cau-co-nguy-hiem-khong-nid385.html
Total 1 posts · Page:
- 1