- 1
Joined: 02/06/2021
Sùi mào gà có con được không
Trước khi phân tích sùi mào gà có con được không thì chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này. Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục, đây là bệnh lý xã hội mà bất cứ ai cũng đều cảm thấy ghê sợ khi nhắc đến. Người bị sùi mào gà do nhiễm virus HPV và chúng lây nhiễm khá nhanh qua đường tình dục.
Thống kê cho thấy có đến hơn 90% trường hợp bị sùi mào gà bắt nguồn bởi quan hệ tình dục không an toàn cùng người bệnh. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân gây ra như tiếp xúc trực tiếp cùng vết thương hở hay do dùng chung đồ với người bệnh.
Nếu bị sùi mào gà thì cơ thể người bệnh lúc đó xuất hiện mụn thịt với màu hồng nhạt, mềm, không gây ngứa, đau thế nhưng lại dễ vỡ ra và chảy máu. Chúng có thể mọc ở khắp mọi nơi cơ thể nhưng chủ yếu đó là cổ tử cung, âm đạo hay họng, miệng, lưỡi, trán…
Ban đầu thì sùi mào gà mọc lên ít, kích thước cũng khá nhỏ chỉ khoảng từ 1 đến 2mm. Nhưng về sau thì bệnh phát triển ngày càng mạnh và mọc lên dày đặc, kích thước thậm chí to hơn và có sự liên kết với nhau, tiết ra nhiều mồ hôi.
VẬY SÙI MÀO GÀ CÓ CON ĐƯỢC KHÔNG?
Sùi mào gà khiến cho người bệnh cảm thấy khá tự ti khi giao tiếp với người xung quanh. Ngoài ra thì còn gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe của người bệnh mà đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vậy thì sùi mào gà có con được không? Các bác sĩ cho biết, sùi mào gà gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, nguy cơ ung thư cổ tử cung, vô sinh cao nếu như bệnh thuộc tuýp 16 hay 18. Còn trường hợp bệnh nhân nếu mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng thụ thai, tuy nhiên lại tiềm ẩn các nguy hiểm cho mẹ và bé trong thai kỳ.
1. Ảnh hưởng sùi mào gà đến thai phụ
Sau khi hiểu sùi mào gà có con được không thì chúng ta hãy xem ảnh hưởng của sùi mào gà đến thai phụ ra sao.
++ Nguy cơ viêm nhiễm vùng kín
Nếu bị sùi mào gà thì mụn cóc mọc lên và gây ra tổn thương ở vùng kín, môi trường âm đạo có thể bị thay đổi, ra nhiều khí hư và có mùi hôi. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nhiễm âm đạo. Nếu như không sớm điều trị tình trạng này sẽ gây biến chứng sinh non, sảy thai, viêm cổ tử cung hay thậm chí là ung thư cổ tử cung…
++ Gây khó sinh ở mẹ bầu
Vì khi mang thai, nội tiết tố progesterone tăng cao sẽ kích thích mụn cóc phát triển một cách mạnh mẽ. Chính điều này sẽ làm cho việc đi tiểu của mẹ bầu khá khó khăn và đau đớn. Khi chuyển dạ chính mụn cóc trong âm đạo nhiều sẽ làm suy giảm đi khả năng co giãn. Đồng thời còn gây cản trở quá trình sinh đẻ thai phụ. Do vậy hầu hết bệnh nhân sùi mào gà đều được bác sĩ chỉ định sinh mổ.
++ Khó cầm máu và đe dọa tính mạng sản phụ
Mụn cóc xung quanh âm đạo dễ chảy máu do các tác động của quá trình sinh nở. Ngoài ra chảy máu khi chuyển dạ còn khó cầm do đó sẽ đe dọa cho tính mạng sản phụ.
2. Ảnh hưởng sùi mào gà đến thai nhi
Đối với thai nhi nếu mẹ bị sùi mào gà có thể gây ra một số các ảnh hưởng như là:
++ Trẻ bị lây sùi mào gà từ mẹ
Rất hiếm khi trẻ bị lây sùi mào gà từ khi vẫn còn trong bụng mẹ. Mà hầu hết trường hợp này xảy ra đều vì quá trình sinh thường. Bởi vì khi đó trẻ phải đi qua âm đạo của mẹ, đây là nơi là virus HPV cư trú. Hơn nữa quá trình chăm sóc trẻ nếu không cẩn trọng, để trẻ tiếp xúc cùng mầm bệnh cũng gây ra lây nhiễm.
++ Sức khỏe yếu
Với trẻ bị sùi mào gà bẩm sinh, sức đề kháng kém dễ khiến cho trẻ dễ bị các bệnh lý về sau đặc biệt là bệnh liên quan đường hô hấp dẫn đến tử vong.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/phu-nu-tung-bi-sui-mao-ga-co-con-duoc-khong.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu
- 1