- 1
Joined: 11/07/2024
CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỒ ÁN NỀN MÓNG CHO SINH VIÊN XÂY DỰNG
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho ngày bảo vệ đồ án tốt nghiệp
/ Cho biết dựa vào cơ sở nào để chọn số lượng hố khoan trong công tác thiết kế móng cho một công trình?
2/ Chọn chiều sâu hố khoan dựa vào cơ sở nào?
3/ Vị trí hố khoan cần bố trí trong một công trình ưu tiên ở vị trí nào?
4/ Tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật hiện hành dựa theo mã hiệu nào?
5/ Theo TCVN trong công tác khoan khảo sát hiện hành, số lượng mẫu đất được lấy để thí nghiệm trong phòng thế nào?
6/ Theo TCVN trong công tác khoan khảo sát hiện hành, số lần thí nghiệm SPT ở hiện trường được lấy như thế nào?
7/ Trình bày cách thí nghiệm SPT tại hiện trường và xác định chỉ số SPT N như thế nào?
8/ Cho biết ứng dụng chỉ số SPT trong thiết kế Nền Móng?
9/ Cho biết nguyên lý của việc thống kê địa chất theo phương pháp bình phương cực tiểu?
10/ Cho biết mục đích của việc thống kê địa chất?
11/ Cho biết các chỉ tiêu nào của đất thì phải thống kê, chỉ tiêu nào thì dùng phương pháp trung bình cộng để tìm chỉ tiêu đại diện cho lớp đất?
12/ Cho biết mã hiệu của các chỉ tiêu cơ- lý đất?
13/ Trong hồ sơ địa chất có bao nhiêu chỉ tiêu cơ bản?
14/ Hãy liệt kê các ký hiệu của các chỉ tiêu cơ bản?
15/Tại sao gọi là chỉ tiêu cơ bản?
16/ Trình bày cách xác định cII, φII ?
17/ Trình bày cách xác định cI, φI ?
18/ Cho biết cII, φI tính phần nào trong Nền Móng?
19/ Cho biết cI, φI tính phần nào trong Nền Móng?
20/ Trong thí nghiệm nén cố kết có bao nhiêu mô đun, chọn mô đun nào để tính lún?
21/ Nếu vùng nền cần tính để tính lún có nhiều mô đun, ta chọn mô đun tính lún thế nào?
22/ Cho biết mục đích của bản vẽ địa chất trong LV/ĐATN?
>>> Xem thêm: Khóa học Ôn tập & Hướng Dẫn Đồ Án Tốt Nghiệp Kĩ Sư Xây Dựng
II>CÁC CÂU HỎI VẼ MÓNG CỌC VÀ MÓNG BÈ
1/ Trình bày cách tính sức chịu tải của cọc BTCT theo vật liệu?
2/ Trình bày cách tính sức chịu tải của cọc ly tâm ứng suất trước theo vật liệu?
3/ Trình bày cách tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi, của cọc barrette theo vật liệu?
4/ Trình bày cách tính sức chịu tải của cọc barrette theo vật liệu?
5/ Cho biết dựa vào cơ sở nào để chọn và đặt vị trí mũi cọc?
6/ Trình bày cách tính sức chịu tải cực hạn của cọc theo chỉ tiêu cơ lý?
7/ Trình bày cách tính sức chịu tải cực hạn của cọc theo chỉ tiêu cường độ?
8/ Trình bày cách tính sức chịu tải cực hạn của cọc theo thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn?
9/ Trình bày cách tính sức chịu tải cực hạn của cọc theo thí nghiệm xuyên tĩnh?
10/ Trình bày cách tính sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả thử động?
11/ Trình bày cách tính sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả nén ngang?
12/ Sức chịu tải cực hạn của cọc xác định từ các phương pháp trên chỉ là dự báo, còn sức chịu tải thực tế của cọc được xác định thế nào?
13/ Trình bày cách xác định sức chịu tải cực hạn của cọc theo kết quả thử tĩnh theo phương pháp truyền thống tại hiện trường (đổi trọng chất bên trên)?
14/ Trình bày cách xác định sức chịu tải cực hạn của cọc theo phương pháp Osterberg?
15/ Trình bày cách xác định sức chịu tải cực hạn của cọc theo phương pháp biến dạng lớp (PDA)?
16/ Trình bày cách xác định sức chịu tải cực hạn của cọc khi có tối thiểu 6 phương pháp xác định sức chịu tải của cọc và khi có trên 6 phương pháp?
17/ Trình bày cách chọn sức chịu tải thiết kế của cọc?
18/ Cho biết cách xác định số lượng cọc và bố trí cọc trong đài?
19/ Cho biết cách xác định tải tiêu chuẩn và tải tính toán và ứng dụng các loại tải trọng này vào tính toán các phần nào trong móng cọc?
20/ Cách tính tải trong tác dụng lên đầu của các cọc trong móng cọc?
21/ Cho biết mục đích của việc tính tải trọng tác dụng lên đầu cọc?
22/ Trình bày cách kiểm tra tải trọng tác dụng lên đầu cọc?
23/ Cho biết các đại lượng cần tính trong phần cọc chịu tải trong ngang và mục: đích của việc tính cọc chịu tải trọng ngang?
24/Có mấy cách để tính cọc chịu tải trọng ngang, trình bày nội dung của mỗi cách tính?
25/ Tại sao trong cọc BTCT, ly tâm UST, khoan nhồi, barrette có cốt thép và trình bày cách xác định lượng cốt thép trong mỗi loại cọc này?
26/ Có mấy cách bố trí thép dọc trong cọc khoan nhồi và phân tích mỗi cách bố trí?
27/ Cho biết sức chịu tải của cọc đơn và ức chịu tải của chính nó khi làm việc theo nhóm khác nhau như thế nào?
28/ Hệ số nhóm cọc phụ thuộc vào các yếu tố nào?
29/ Trình bày cách xác định hệ số nhóm cọc?
30/ Trình bày cách kiểm tra cọc làm việc theo nhóm trong móng cọc?
31/ Một móng cọc đài đơn và một móng cọc đài bè, cọc trong móng có cạnh (đường kính), chiều dài, khoảng cách địa chất giống nhau. Loại mong nào ảnh hưởng của hệ số nhóm nhiều và làm giảm sức chịu tải của cọc nhiều hơn, vì sao?
32/ Cho biết mục đích của việc xác định móng khối qui ước?
33/ Trình bày cách xác định móng khối qui ước trong các trường hợp sau đây :
a/ Khi nền đồng nhất.
b/ Khi nền có nhiều lớp và trạng thái, độ cứng không khác nhau nhiều.
c/ Khi nền có lớp đất yếu phía trên, đất cứng phía dưới.
34/ Trình bày cách kiểm tra ổn định nền dưới đáy móng khối qui ước?
35/ Tính lún trong móng cọc là tính lún trong phạm vi nào ? Trình bày cách kiểm tra lún trong móng cọc?
36/ Khi bề rộng móng để tính lún lớn hơn 10m, thì tính lún như thế nào?
37/ Cho biết khoảng cách giữa các cọc BTCT, cọc ly tâm ứng suất trước là bao nhiêu, nếu nhỏ hơn hoặc lớn hơn khoảng cách này thì trong thiết kế phải lưu ý điều gì?
38/ Trình bày cách vận chuyển cọc ly tâm ứng suất trước từ nơi sản xuất đến công trường?
39/ Cho biết khoảng cách tối thiểu giữa các cọc khoan nhồi là bao nhiêu, nêu nhỏ hơn hoặc lớn hơn khoảng cách này thì trong thiết kế phải lưu ý điều gì?
40/ Cho biết trình tự thi công cọc khoan nhồi?
41/ Cho biết phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi ?
42/ Cho biết nguyên lý chọn máy ép cọc?
43/ Cho biết trình tự thi công cọc ép ly tâm ứng suất trước?
44/ Cho biết cách xác định lực ép lớn nhất (P ép max), lực ép nhỏ nhất ( P ép min) trong công tác ép cọc?
45 Nếu ép cọc đạt P ép max mà chưa đạt đến chiều dài thiết kế thì giải quyết thế nào?
46/ Nếu ép cọc đến đồ sâu lớn hơn chiều sâu thiết kế mà chưa đạt Pép min thì giải quyết như thế nào?
47/ Chiều cao móng phụ thuộc vào các yêu tố nào? Trình bày cách xác định chiều cao móng cọc.
48/ Trình bày cách tính nội lực, vẽ dạng biểu đồ moment và tính cốt thép trong đài cọc của móng cọc đài đơn.
49/ Trình bày cách tính nội lực, vẽ dạng biểu đồ moment và tính cốt thép trong đài cọc của móng cọc đài kép.
50/ Trình bảy cách tính nội lực, vẽ dạng biểu đô moment và tính cốt thép trong đài cọc của móng cọc đài băng.
51/ Trình bày cách xác định độ lún của cọc đơn.
52/ Trình bày cách xác định độ cứng k để tính móng cọc đài bé trong phần mềm SAFE.
53/ Trình bày cách tính nội lực và bố trí cốt thép trong móng cọc đài bè ở lõi thang máy.
54/ Trình bày cách xác định kích thước móng bè, bề dày móng bè.
55/ Trình bày cách xác định chiêu cao dầm móng bè.
56/ Kiểm tra ổn định móng bè thế nào?
57/ Trình bày cách tính lún trong móng bè?
58/ Cho biết với công trình của SV đang thiết kế, thì cần tính bao nhiêu dầm móng bè?
59/ Trình bày cách tính nội lực và bố trí cột thép trong dầm móng bè?
60/ Trình bày cách tính nội lực và bố trí cốt thép trong bản móng bè?
CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
- 1